Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, trong tháng 02, hầu hết các nhà máy của ngành đường Việt Nam đã vào vụ mía 2020/21, tuy nhiên cũng có một số nhà máy đã ngừng vụ sản xuất vì hết nguyên liệu. Lũy kế đến cuối tháng 2/2021 toàn ngành đã ép được 3.75 triệu tấn mía và thu được 368,557 tấn đường. So sánh cùng kỳ với vụ ép mía 2019/20 (vụ ép có sản lượng thấp kỷ lục trong 19 năm của ngành đường Việt Nam) sản lượng mía ép chỉ đạt 72.3% và sản lượng đường chỉ đạt 71.3%. Ước tính sản lượng đường của vụ 2020/21 chỉ còn khoảng trên dưới 550,000 tấn và hầu như chắc chắn sản lượng mía đường vụ mía 2020/21 sẽ chiếm lấy vị trí thấp kỷ lục của vụ 2019/20.

Ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 477/QĐ- BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Theo đó, các công ty sản xuất, xuất khẩu Thái Lan sẽ bị áp thuế tạm thời 48.88% đối với đường tinh luyện và 33.88% đối với đường thô gồm thuế Chống bán phá giá và thuế Chống trợ cấp.

Đối với ngành Mía đường Việt Nam, quyết định số 477/QĐ-BCT của Bộ Công Thương chẳng khác nào chiếc phao cứu sinh xuất hiện kịp thời trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh. Ngay sau kỳ nghỉ tết, các nhà máy đã ngay lập tức điều chỉnh tăng giá bán đường đồng thời tăng giá mua mía cho nông dân nhằm thể hiện sự chia sẻ đồng thời áp dụng các biện pháp khuyến khích để hy vọng người nông dân quay lại với cây mía.

Tổng lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 01 đạt 120,510 tấn, là khối lượng đáng kể trong bối cảnh khủng hoảng vận chuyển container trên thế giới. Lượng đường nhập khẩu sau khi có quyết định điều tra (tháng 10/2020 – 01/2021) đạt bình quân 165,592 tấn/tháng, so với trước khi điều tra là 116,353 tấn.

Trong đó, lượng đường nhập lậu từ các khu vực Lao Bảo Quảng trị, Bình Phước, Long An, An Giang, Đồng Tháp đã tràn về khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cùng với các thương nhân vẫn tiếp tục nhập khẩu đường về và cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần của các nhà máy mía. Với ưu thế giá rẻ hơn, các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu vẫn thống lĩnh thị trường và sản lượng bán của các nhà máy vẫn bị giới hạn.

Trong đó, lượng đường nhập lậu từ các khu vực Lao Bảo Quảng trị, Bình Phước, Long An,An Giang, Đồng Tháp đã tràn về khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cùng với các thương nhân vẫn tiếp tục nhập khẩu đường về và cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần của các nhà máy mía. Với ưu thế giá rẻ hơn, các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu vẫn thống lĩnh thị trường và sản lượng bán của các nhà máy vẫn bị giới hạn.

Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) giá (có VAT, đ/kg) dao động ở mức như sau:

Dự kiến vụ ép 2020/21 của ngành đường Việt Nam sẽ cơ bản kết thúc trong tháng 3. Các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu tiếp tục chảy vào nước ta bất chấp khủng hoảng logistic đối với đường chính ngạch và việc kiểm soát biên giới đối với đường nhập lậu. Như vậy các nguồn cung vẫn sẵn có, do đó không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 3 và tháng 4, ưu thế thị trường vẫn thuộc về các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu. Do sản lượng đường sản xuất trong nước thấp, những tháng tiếp theo thị trường sẽ phụ thuộc nhiều hơn đến nguồn cung từ đường nhập khẩu, và giá đường trong nước sẽ có diễn biến gắn với giá đường thế giới vốn có nhiều biến động khó lường.

Nguồn: mxvnews.com