Phố Wall giảm sâu khi chỉ số CPI tháng 4 đạt mức cao kỷ lục trong vòng 13 năm trở lại khiến thị trường lo ngại FED sẽ sớm rút lại các gói hỗ trợ. Kết thúc phiên giao dịch, cả 3 chỉ số đều giảm mạnh với S&P500 có mức giảm sâu nhất kể từ tháng 2. Cổ phiếu công nghệ tiếp tục là nhóm chịu áp lực bán ra nhiều nhất, trong khi nhóm hàng năng lượng tăng nhẹ. Kết thúc phiên giao dịch, Dow Jones giảm 1.99% xuống 33587.66, S&P500 giảm 2.14% xuống 4063.04 trong khi Nasdaq giảm 2.67% xuống 130031.68.

Theo các chuyên gia, con số lạm phát này là kết quả của nhu cầu bị kìm nén được giải phóng nhờ các khoản viện trợ hàng tháng trong khi nguồn cung không đủ đáp ứng khiến giá cả hàng hóa tăng vọt. Tình trạng thiếu hụt lao động cũng khiến cho tiền lương tăng cao.

Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm đã tăng lên 1.675%, tuy nhiên mức tăng không quá lớn, gợi ý rằng thị trường trái phiếu nhận định lạm phát chỉ là tạm thời và FED sẽ không rút lại gói hỗ trợ quá sớm. Do đó, các nhà đầu tư đang chuyển sự chú ý của họ đến các báo cáo kinh tế sắp tới để có cái nhìn toàn cảnh về tình trạng lạm phát, đặc biệt là dữ liệu giá sản xuất (PPI) của Mỹ cho tháng 4 vào hôm nay và doanh số bán lẻ tháng 4 vào thứ 6 tuần này. Các nhà kinh tế kỳ vọng PPI sẽ tiếp đà tăng của tháng trước và thể hiện rõ nguy cơ lạm phát.

Giá vàng thế giới giảm 1.17% xuống 1815.44 USD/ounce tại sàn giao dịch New York Exchange khi lợi suất trái phiếu tăng làm giảm sức hấp dẫn của tài sản trú ẩn. Tuần trước FED tuyên bố có đầy đủ công cụ để kiểm soát lạm phát, do đó vàng và kim loại quý nói chung đang cân nhắc các công cụ mà FED có thể sử dụng và tác dụng của chúng.

Dollar Index có phiên tăng đầu tiên trong tuần nhờ hỗ trợ từ lợi suất trái phiếu. Nếu PPI tăng cao số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp xuống thấp thì bức tranh lạm phát sẽ rõ ràng hơn và tiếp tục đẩy lợi suất trái phiếu lên cao, giúp USD tăng giá.

Đồng Real Brazil giảm 1.63% trước đà tăng mạnh của USD.

 

Nguồn: mxvnews.com