Tại Ấn Độ, chính phủ đang có kế hoạch tăng dần lượng ethanol pha trộn trong xăng, nhằm mục địch hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm nhập khẩu dầu. Điều này có thể khiến thị trường đường toàn cầu thay đổi mạnh mẽ nhất kể từ cuộc cải cách đường ở châu Âu, và thúc đẩy thị trường đường tăng giá.

Theo một báo cáo mới đây của Czarnikow Group, chương trình mở rộng sản xuất ethanol sẽ khiến chính phủ chấm dứt việc trợ cấp xuất khẩu đường và thậm chí có thể xóa bỏ việc bán đường của Ấn Độ, hiện là nhà sản xuất đường lớn thứ hai sau Brazil.

Báo cáo dự đoán kế hoạch của Ấn Độ có thể nâng hỗn hợp ethanol trong xăng từ 5% hiện tại lên đến 20% trong năm 2023, tương đương sản xuất khoảng 6 tỷ lít ethanol từ nước mía. Đồng thời, sản lượng đường cũng có thể giảm đi hơn 6 triệu tấn. Hiện nay mức tiêu thụ đường nội địa của Ấn đạt khoảng 25 triệu tấn và có thể tăng lên trong tương lai. Quốc gia này sẽ không còn là nhà sản xuất đường thặng dư lớn nữa.

Nhà phân tích của so sánh trường hợp của Ấn Độ với cuộc cải cách chính sách đường của châu Âu giai đoạn 2002 – 2008, khi việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và sản xuất ở châu lục này đã dẫn đến sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường đường.

Khi nhu cầu xăng dầu tăng lên ở Ấn Độ, cho tới năm 2030, nước này sẽ sản xuất 13 tỷ lít ethanol để đáp ứng việc pha trọn xăng E20, đồng thời có có sự chuyển hướng sản xuất hơn 10 triệu tấn đường.

Ở Brazil, nhà sản xuất Sao Martinho cũng cho biết, họ có kế hoạch sản xuất nhiều nhiên liệu sinh học hơn và giảm lượng đường từ niên vụ 2021/22. Công ty dự kiến sử dụng 58% mía để sản xuất ethanol, tăng so với tỷ lệ 53% của niên vụ trước khi tin rằng giá ethanol sẽ cao hơn nhờ giá dầu thô. Brazil được dự đoán năng suất mía mùa này sẽ kém hơn do thời tiết khô hạn kéo dài trên những vùng trồng trọt chính.

Nguồn: mxvnews.com