Than đá không nằm trong xu hướng này, nhưng việc nhập khẩu nhiên liệu gây ô nhiễm trong tháng 7 tăng mạnh là kết quả của việc Trung Quốc phải tiếp cận thị trường đường biển do các chính sách trong nước đã hạn chế sản lượng của địa phương.
Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã nhập khẩu 41,24 triệu tấn trong tháng 7, tương đương 9,71 triệu thùng/ngày (bpd), theo dữ liệu hải quan chính thức được công bố vào ngày 7/8.  

Nhập khẩu than đá tăng trên 40%

Trung Quốc đã nhập khẩu 41,24 triệu tấn trong tháng 7/2021, tương đương 9,71 triệu thùng/ngày.

Con số này giảm so với mức 9,76 triệu thùng/ngày của tháng 6, cao hơn một chút so với mức 9,65 triệu thùng/ngày của tháng 5 và thấp hơn mức 9,82 triệu thùng/ngày của tháng 4.
Tháng 7 là tháng thứ 4 liên tiếp nhập khẩu dầu thô dưới 10 triệu thùng/ngày, khác xa so với hầu hết năm 2020, khi nhập khẩu tăng mạnh từ tháng 5 đến tháng 11 do các nhà máy lọc dầu tích trữ dầu thô được mua với giá rẻ trong đỉnh điểm của đợt dịch Covid-19 bùng phát và một cuộc chiến ngắn về giá giữa các nhà xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia và Nga.
Vào thời điểm đó, nhập khẩu đã tăng cao kỷ lục 12,94 triệu thùng/ngày vào tháng 6 năm 2020, nhưng ngoài mức tăng đột biến ngắn vào tháng 3 năm nay, năm 2021 là câu chuyện về việc Trung Quốc giảm mua dầu thô.

Từ 1/11, thuế nhập khẩu dầu thô xuống 0% - Báo VnEconomy

Nhập khẩu dầu thô trong 7 tháng đầu năm 2021 thấp hơn 5,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Tỷ lệ phần trăm giảm đó có thể tăng tốc trong những tháng tới do nhập khẩu mạnh trong nửa cuối năm 2020 sẽ là cơ sở cao hơn để so sánh.
Nhập khẩu khí tự nhiên, cả từ đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), cũng giảm trong tháng 7 xuống 9,34 triệu tấn so với 10,21 triệu tấn của tháng 6.
Tuy nhiên, điều này nhiều khả năng liên quan đến sự khan hiếm hàng hóa giao ngay do nhu cầu về nhiên liệu siêu lạnh tăng cao trên khắp châu Á để đáp ứng mức tiêu thụ điện tăng cao trong thời gian cao điểm điều hòa nhiệt độ vào mùa hè.
KIM LOẠI MỀM
Trong số các kim loại, nhập khẩu quặng sắt giảm tháng thứ tư liên tiếp, với 88,51 triệu tấn thép nguyên liệu thô đến tay khách hàng trong tháng 7, giảm so với 89,42 triệu trong tháng 6 và thấp hơn 21% so với kỷ lục 122,65 triệu từ tháng 7 năm 2020.
Nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2021 thấp hơn 1,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Có thể lập luận rằng vấn đề nguồn cung liên quan đến thời tiết ở nhà xuất khẩu hàng đầu Australia và tác động sản xuất liên quan đến Covid-19 ở nhà xuất khẩu số hai Brazil là nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong nhập khẩu quặng sắt.
Không có gì ngạc nhiên khi giá quặng sắt đã giảm mạnh trong những tuần gần đây, với việc Trung Quốc mua khoảng 70% khối lượng đường biển toàn cầu, giảm khoảng 27% kể từ mức cao kỷ lục vào tháng 5 kết thúc ở mức 171,30 USD/tấn.
Nhập khẩu đồng cũng giảm trong tháng thứ tư liên tiếp, Trung Quốc mua 424.280 tấn kim loại chưa gia công, giảm so với 428.437 tấn của tháng 6 và chỉ hơn một nửa so với mức kỷ lục 762.211 tấn của tháng 7 năm 2020.
Việc giải phóng 50.000 tấn từ dự trữ nhà nước của Trung Quốc và mất một số động lực trong các chỉ số sản xuất chính rất có thể là nguyên nhân dẫn đến việc nhập khẩu kim loại công nghiệp với giá mềm hơn.

Nhập khẩu đồng giảm trong tháng thứ tư liên tiếp, Trung Quốc mua 424.280 tấn kim loại chưa gia công, giảm so với 428.437 tấn của tháng 6.

Ngoài ra, một sự thay đổi trong các quy tắc nhập khẩu để cho phép mua đồng phế liệu cao cấp hơn cũng có thể ảnh hưởng đến nhập khẩu đồng tinh chế và vì đây là một sự thay đổi về cơ cấu, nó có thể tiếp tục có tác động trong những tháng tới.
Than đá là ngoại lệ trong nhập khẩu các mặt hàng chính của Trung Quốc, với các lô hàng trong tháng 7 đạt mức cao nhất trong 7 tháng là 30,18 triệu tấn, từ 28,39 triệu vào tháng 6 và 26,1 triệu vào tháng 7/2020.
Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu than vẫn giảm 15% so với cùng kỳ năm 2020, do liên quan đến việc sụt giảm sản lượng trong nước trong bối cảnh các mỏ đóng cửa để kiểm tra an toàn.
Với việc Trung Quốc hiện đang mở lại các mỏ và nhu cầu điện cao điểm vào mùa hè khó có thể kéo dài sau tháng 8, rủi ro là lượng than nhập khẩu sẽ giảm trong những tháng tới.
Nhìn chung, dữ liệu thương mại tháng 7 cho thấy nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc đã có nhiều chính sách thay đổi như một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy nền kinh tế sau đại dịch.
Nhiều khả năng những tháng còn lại của năm 2021 sẽ chứng kiến nhập khẩu nhiều hơn so với mức được ghi nhận vào năm 2019, trước đại dịch, thay vì vào nửa cuối năm 2020, khi các biện pháp kích thích đang diễn ra mạnh mẽ.

Nguồn: VITIC/Reuters