Trong phiên sáng 16/05, bất chấp sự suy yếu của đồng USD, giá đồng cũng không được hỗ trợ. Triển vọng tiêu thụ suy yếu tại Trung Quốc, quốc gia chiếm hơn 60% trong nhu cầu tiêu thụ đồng toàn cầu, khiến giá chịu sức ép.

Dữ liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) cho thấy sản lượng công nghiệp tháng 4 của Trung Quốc tăng trưởng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 3,9% của tháng 3, tuy nhiên tăng chậm hơn nhiều do với dự báo tăng 10,9% của các nhà kinh tế.

Ngoài ra, doanh số bán lẻ tháng 4 tăng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 10,6% của tháng 3, tuy nhiên thấp hơn mức 21% theo dự đoán. Trong khi đó, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, trụ cột chính của nền kinh tế Trung Quốc, đã giảm 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi giảm 7,2% trong tháng 3.

Loạt dữ liệu trên tiếp tục cho thấy Chính phủ Trung Quốc ngày càng gặp khó khăn trong việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế. Do đó, với vai trò là thước đo sức khỏe của nền kinh tế, triển vọng tiêu thụ đồng có thể tiếp tục gặp sức ép. Giá đồng có thể duy trì xu hướng giảm cho tới khi Chính phủ nước này tung ra các gói kích thích tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như cắt giảm lãi suất điều hành.

Tuy nhiên, số liệu doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp của Mỹ cũng được công bố vào tối nay. Doanh số bán lẻ tháng 4 của Mỹ được kỳ vọng tăng 4,2% sau

khi tăng 2,94% hồi tháng 3. Đáng chú ý, doanh số bán lẻ lõi (loại trừ năng lượng và thực phẩm) được dự báo tăng 0,4%, trái ngược với mức -0,4% trong tháng 3. Trái lại, sản lượng công nghiệp trong tháng 4 được dự đoán giảm 0,1% sau khi tăng 0,4% hồi tháng 3.

Theo đó, nếu dữ liệu công bố tối nay tích cực hơn so với dự báo, triển vọng tiêu thụ đồng tại Mỹ phần nào được củng cố. Đây có thể là tín hiệu hỗ trợ cho giá đồng trong phiên tối.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Nguồn: Mxv