Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/03, các mặt hàng trong nhóm ngành nông sản thể hiện diễn biến trái chiều. 

Đậu tương giảm 0.54% về mức 1393.00 cents/giạ. Hãng tin Agrural cho biết, thu hoạch đậu tương niên vụ 2020/21 của Brazil đã đạt 71% dự kiến dự kiến, chỉ còn thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi bị trì hoãn bởi những cơn mưa kéo dài. Điều này cho thấy nông dân tại Brazil đã cải thiện đáng kể tốc độ thu hoạch trong thời gian gần đây, làm giảm lo ngại về việc cắt giảm năng suất cây trồng. Bên cạnh đấy, số liệu giao hàng đậu tương Mỹ tiếp tục giảm về mức thấp nhất trong 7 tháng cũng tác động tiêu cực đến giá trong phiên hôm qua.

Giá khô đậu giảm 1.46% về mức 398.1 USD/tấn trong khi giá dầu đậu tương tăng 0.91%, lên mức 52.96 USD/pound. Hai mặt hàng thể hiện diễn biến trái chiều trong phiên hôm qua khi mà giá đậu tương thể hiện mức thay đổi dưới 1%. Bên cạnh đó, đà tăng của giá dầu đậu tương cũng nhận được sự hỗ trợ từ đà tăng của giá dầu cọ.

Trong khi đó, giá ngô giảm 1.04% xuống 546.75 cents/giạ. Hãng tư vấn Agrural cho biết, tiến độ gieo trồng ngô vụ 2 tại Brazil hiện đã đạt 98% diện tích dự kiến. Bên cạnh đó, ngô tại đây đang được đánh giá có chất lượng tốt, bất chấp việc gieo trồng bị trì hoãn trong thời gian vừa qua, đã làm giảm lo ngại về khả năng cắt giảm năng suất của ngô vụ mới. Đây đã là yếu tố chính tạo áp lực lên giá ngô trong phiên hôm qua. Về mặt kỹ thuật, lực bán tại vùng giá 555 cũng đà góp phần tạo áp lực lên giá ngô. Ở chiều ngược lại, dự báo thời tiết tại các khu vực gieo trồng chính của Argentina sẽ hoàn toàn khô ráo trong tuần này có thể gây thiệt hại đến năng suất cây trồng, đây là yếu tố “bullish” hạn chế phần nào đà giảm của giá.

Giá lúa mỳ tăng 0.57% lên 616.75 cents/giạ. Trong phiên đầu tuần, giá lúa mỳ chỉ dao động trong khoảng hẹp 610 – 615 và kết thực phiên với mức tăng dưới 1%. Hiện tại nông dân tại Nga và Ukraine đã bắt đầu hoạt động gieo trồng lúa mỳ vụ xuân sau khi bị trì hoãn trong tuần trước do đợi tan băng. Trong khi đó, 98% lúa mỳ vụ đông tại Ukraine được đánh giá là đang ở trong tình trạng phát triển tốt. Còn tại Mỹ, số liệu trong báo cáo Export Inspections của Bộ Nông nghiệp cho thấy giao hàng ngô tuần này giảm mạnh so với tuần trước. Đây đã là các yếu tố “bearish” tại áp lực lên giá. Tuy nhiên, với các chính sách hạn chế xuất khẩu lúa mỳ tại khu vực Biển Đen và tình hình tắc nghẽn tại kênh đào Suez chưa thể được giải quyết trong ngắn hạn, lúa mỳ của Mỹ đang có nhiều lợi thế hơn trên thị trường quốc tế. Điều này đã là yếu tố “bullish” hỗ trợ giá lúa mỳ. Nhìn chung các yếu tố cơ bản trong thời điểm hiện tại là khá cân bằng khiến giá lúa mỳ chưa thể hiện được xu hướng rõ ràng.

Nguồn: mxvnews.com