Đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/03, ngoại từ khô đậu tương, các mặt hàng nông sản đồng loạt giảm điểm với mức giảm hơn 1%

Đậu tương giảm 1.29% về mức 1414.25 cents/giạ một phần do đà giảm của giá dầu đậu tương. Bên cạnh đó, lo ngại về đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi mới tại Trung Quốc, tuy chưa ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ khô đậu tương trong tuần qua, cũng đã khiến các nhà đầu cơ trở nên thận trọng hơn trong việc vào vị thể mua. Ở chiều ngược lại, lo ngại về khả năng Sở giao dịch Buenos Aires Exchange (BAGE) tiếp tục cắt giảm dự báo sản lượng đậu tương tại Argentina do thời tiết khô hạn kéo dài đã phần nào hạn chế đà giảm này.

Giá khô đậu tăng 0.9% lên mức 404.6 USD/tấn Mỹ trong khi giá dầu đậu tương giảm mạnh 4.35% về mức 54.98 USD/pound. Trong hôm qua, việc giá dầu thô giảm mạnh sau khi số liệu trong báo cáo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy nhu cầu tại Mỹ giảm đã là yếu tố chính lý giải cho đà giảm của giá dầu đậu tương. Việc dầu đậu tương giảm cũng đã là yếu tố hỗ trợ giá khô đậu tương. Bên cạnh đó, số liệu từ Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và dầu quốc gia CNGOIC của Trung Quốc cho thấy, nhu cầu tiêu thụ khô đậu tương của các công ty TĂCN tại Trung Quốc tăng trong tuần qua bất chấp các diễn biến mới của dịch tả lợn châu Phi cũng đã góp phần vào đà tăng của giá.

Trong khi đó, giá ngô giảm 1.22% về 546.50 cents/giạ. Thông tin Uỷ ban Dự tính Nông nghiệp Nam Phi (CEC) vừa tăng dự báo sản lượng ngô niên vụ 2020/21 tăng nhẹ so với báo cáo trước đã phần nào tạo sức ép lên giá. Bên cạnh đó, việc giá dầu giảm do nhu cầu đi lại của người dân tại Mỹ giảm trong bối cảnh lo ngại về làn sóng Covid-19 thứ ba tại các nước châu Âu gây lo ngại về nhu cầu tiêu thụ ethanol và là yếu tố “bearish” khiến giá giảm. Ở chiều ngược lại, lo ngại về chất lượng cây trồng tại Argentina do thời tiết khô hạn, đơn hàng bán sang Nhật Bản trong báo cáo Daily Export Sales Export Sales, và khả năng sản lượng ngô trong năm 2021 của Mexico sẽ thấp hơn đáng kể so với dự báo chính thức của chính phủ nước này đã là những yếu tố “bullish” hạn chế đà giảm của giá.

Giá lúa mỳ giảm 1.96% xuống còn 612.50 cents/giạ. Bên cạnh việc hưởng ứng đà giảm của giá ngô và đậu tương, thông tin hãng tư vấn IKAR tăng dự báo sản lượng lúa mỳ của Nga trong năm 2021 thêm 1.8 triệu tấn, Ủy ban liên minh châu Âu (EC) dự báo sản lượng lúa mỳ niên vụ 2021/22 của 27 quốc gia thành viên sẽ ở mức 126.7 triệu tấn, cao hơn so với mức 117.1 trong niên vụ 2020/21, và Hiệp hội ngũ cốc quốc tế (IGC) dự báo sản lượng lúa mỳ trong niên vụ 2021/22 cao hơn 2% so với niên vụ trước đã là các yếu tố “bearish” góp phần lý giải cho đà giảm của giá. Nguyên nhân chủ yếu lý giải cho chính cho các dự báo lạc quan này là do giá lúa mỳ đang ở mức cao và điều này trở thành yếu tố thúc đẩy nông dân mở rộng diện tích gieo trồng.

Nguồn: mxvnews.com