Ngoại từ khô đậu tương, các mặt hàng nông sản trên sàn CBOT đều tăng điểm trong phiên hôm qua. Cụ thể:

Giá đậu tương tăng 0.26% lên 1423.25 cents/giạ. Hiện tại, các thông tin xung quanh việc trì hoãn gieo trồng tại Brazil và khả năng cắt giảm sản lượng của Argentina tiếp tục là yếu tố hỗ trợ giá. Trong thời gian tới, khi nhiệt độ ấm lên và ngày dài hơn ở Bắc bán cầu, sự chú ý của thị trường sẽ chuyển sang hoạt động gieo trồng vụ xuân sắp tới và điều kiện đất đai tại Vành đai ngô của Mỹ. Tại Mỹ, dự báo thời tiết cho thấy mưa và tuyết sẽ xuất hiện tại các bang trong khu vực Midwest trong những ngày tới giúp cung cấp độ ẩm cho đất trước khi hoạt động gieo trồng bắt đầu. Trong khi đó, số liệu trong cuộc khảo sát của ông ty phân tích và môi giới hàng hóa Allendale Inc., cho thấy diện tích gieo trồng đậu tương vụ mới tại Mỹ sẽ cao hơn so với mức dự báo trong Hội thảo USDA Ag Outlook Forum trong tháng 2 đã là yếu tố “bearish” hạn chế đà tăng của giá.

Giá khô đậu tương giảm 0.32% về mức 406.1 USD/tấn Mỹ trong khi giá dầu đậu tương giữ nguyên ở mức 55.09 cents/pound. Trong các phiên giá đậu tương biến động nhẹ, giá khô đậu tương và dầu đậu tương thường thể hiện diễn biến trái chiều. Cả hai mặt hàng này đều kết thúc phiên với mức thay đổi nhỏ hơn 1% trong phiên hôm qua do sự thiếu vắng của các thông tin cơ bản giúp quyết định hướng giá.

Giá ngô tăng 0.86% lên mức 554.25 cents/giạ. Cũng giống với đậu tương, các yếu tố cơ bản hỗ trợ giá ngô trong phiên hôm qua vẫn là lo ngại về sản lượng tại hai quốc qia Nam Mỹ. Trong khi điều kiện thời tiết tại khu vực Midwest của Mỹ có phần thuận lợi hơn đã hạn chế đà tăng của giá. Trong hôm qua, Bộ Nông nghiệp Mỹ ghi nhận đơn hàng 1.16 triệu tấn ngô bán sang Trung Quốc. Đây là đơn hàng lớn nhất kể từ ngày 29 tháng 1 khi 2.1 triệu tấn ngô niên vụ 2020/21 được bán cho Trung Quốc. Việc Bộ nông nghiệp Mỹ dự báo nhập khẩu ngô của Trung Quốc sẽ đạt mức kỷ lục trong niên vụ 2020/21 sẽ tiếp tục là yếu tố hỗ trợ giá. Tuy nhiên, đơn hàng 1.16 triệu tấn ngô đã không khiến giá tăng trong phiên hôm qua do thông tin này đã phần nào được phản ảnh vào giá trong phiên hôm trước khi xuất hiện tin đồn về việc mua hàng của Trung Quốc.

Lúa mỳ tăng 0.31% lên 647.00 cents/giạ. Việc chính sách thuế xuất khẩu lúa mỳ của Nga tăng gấp đôi trong hôm qua đã khiến các nước xuất khẩu quay sang tìm kiếm nguồn cung thay thế, góp phần lý giải cho đà tăng của giá. Tuy nhiên, phần lớn các nước nhập khẩu đã đẩy mạnh hoạt động mua hàng của họ trong những tháng trước khi chính sách thuế này có hiệu lực đã giảm nhẹ mức độ “bullish” của yếu tố này. Trong khi đó, tại Mỹ, lúa mỳ vụ đông đang trong quá trình nẩy mầm và kết thúc giai đoạn ngủ đông. Lượng mưa lớn tại khu vực vùng phía bắc và trung tâm khu vực đồng bằng phía Nam đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa mỳ tại đây. Điều này đã được thể hiện bằng các số liệu trong báo cáo Crop Progress của Bộ Nông nghiệp Mỹ, với chất lượng lúa mỳ tại một số bang sản xuất chính được cải thiện so với tuần trước. Bên cạnh đó, theo hãng tin Interfax, chính phủ Nga có khả năng sẽ dừng các động thái can thiệp tới hoạt động xuất khẩu ngũ cốc một khi giá năng suất ổn định trở lại. Về mặt kỹ thuật, lực mua gần mức giá 630 cũng đã góp phần giúp giá lúa mỳ bật tăng mạnh giảm tới gần mức này trong phần đầu phiên tối.

Nguồn: mxvnews.com