Những phát biểu của chủ tịch Fed Philadelphia về việc khẳng định sẽ tiếp tục mục tiêu nâng lãi suất mạnh mẽ đã khiến lực bán quay trở lại thị trường đồng, bất chấp các lo ngại về nguồn cung thắt chặt. Bối cảnh kinh tế vĩ mô tiêu cực vẫn sẽ khó có thể cho giá đồng động lực tăng quá mạnh trong ngắn hạn.

Trafigura, một trong những nhà giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới, cảnh báo rằng tồn kho đồng toàn cầu đã giảm xuống mức cực kỳ thấp. Ông cho biết thị trường đồng hiện có đủ dự trữ để đáp ứng tiêu thụ toàn cầu trong 4.9 ngày, và theo dự báo của Trafigura, con số dự kiến ​​sẽ giảm xuống 2.7 ngày trong năm 2022. Ngoài ra, sự gián đoạn trong hoạt động khai thác đồng ở khu vực Nam Mỹ kéo theo tăng trưởng nguồn cung và sản lượng đồng giảm so với cùng kỳ năm trước. Theo SMM, tổng sản lượng tinh quặng đồng ở Chile và Peru đạt 4.964 triệu tấn trong 8 tháng đầu năm, giảm 4.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này có thể sẽ tiếp tục đem lại động lực tăng cho giá đồng. Tuy nhiên, việc thị trường tập trung đánh giá sức tiêu thụ yếu do các sức ép vĩ mô vẫn sẽ khó kép giá đồng đà tăng quá mạnh.

PMI sản xuất toàn cầu tiếp tục nằm ở dưới ngưỡng 50 tháng thứ 2 liên tiếp, đạt mức 49.8, phản ánh sự thu hẹp hoạt động của các nhà máy trên thế giới. Đối với khu vực châu Âu, chi phí năng lượng tăng cao là rào cản lớn nhất đối với các hoạt động sản xuất, khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa hoặc hạn chế công suất hoạt động. Trong khi đó, chuỗi cung ứng lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc vẫn đang chịu nhiều sức ép vì dịch bệnh. Theo số liệu của FreightWaves SONAR, số lượng chủ hàng đặt hàng vận chuyển container bằng các hãng vận tải biển từ Trung Quốc đến Mỹ đã liên tục giảm. Các nhà quản lý hậu cần này cũng dự báo rằng đơn đặt hàng từ Trung Quốc đến Mỹ trong tháng 11 dự kiến ​​sẽ giảm từ 40% đến 50%. Do đó, các tác động trái chiều có thể sẽ khiến giá đồng giằng co trong ngắn hạn.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

 

 

Nguồn: Mxv