Lúa mỳ đóng cửa tăng mạnh trong ngày hôm qua đối với hợp đồng tháng 7. Nhưng các tháng tiếp theo có mức tăng yếu dần và từ tháng 5 năm 2021 trở đi, lúa mỳ đóng cửa với mức giảm nhẹ. Báo cáo của IGC tối qua tăng dự báo sản lượng lúa mỳ thế giới 2020/21 lên các mức cao kỷ lục nhưng có vẻ thị trường đang tập trung nhiều hơn tới các số liệu bán hàng và giao hàng khá tốt trong giai đoạn đầu niên vụ 2020/21. Trong bối cảnh Nga sẽ sớm dỡ bỏ hạn ngạch xuất khẩu vào tháng 7 này, các nguồn tin cho rằng sellers tại Mỹ đang cố gắng bán càng nhiều hàng càng tốt trong cuối tháng 6. Sau tháng 7, nguồn cung dồi dào và giá tốt từ Nga sẽ khiến lúa mỳ Mỹ rất khó có chỗ đứng trên thị trường lúa mỳ quốc tế. Ngoài ra, lúa mỳ cũng đón nhận một tin đồn về việc chính phủ Ukraina sẽ áp hạn ngạch xuất khẩu ở mức 17.2 triệu tấn trong niên vụ 2020/21, thấp hơn mức 20.2 triệu tấn trong niên vụ trước.

Đến sáng nay, giá giảm nhẹ trở lại có thể là do tâm lý chốt lời của giới đầu cơ trong ngắn hạn. Về xu hướng, lúa mỳ tuy không còn “bearish”, nhưng cũng chưa có tín hiệu đảo chiều thực sự rõ ràng. Giá cần phải vượt vùng 500 – 510 trên các biểu đồ từ tháng 9 trở đi thì mới có được tín hiệu mua vào rõ ràng hơn. Theo báo cáo Drought Monitor của NOAA tối qua, hạn hán ở North Dakota đang lan rộng ra, có thể sẽ ảnh hưởng rất xấu tới chất lượng lúa mỳ vụ xuân tại bang này nói riêng và cả nước Mỹ nói chung trong thời gian tới.

 

Tin MXV