Mở cửa phiên giao dịch ngày 19/09, giá đậu tương đang tiếp tục đà tăng từ tuần trước do triển vọng mùa vụ tại Mỹ thiệt hại nặng nề hơn nhiều so với dự kiến. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, thị trường hiện tại đã phản ánh những yếu tố “bullish” vừa qua, kết hợp với việc tác động từ thời tiết đến cây trồng đang ngày càng giảm dần khi gần đến giai đoạn thu hoạch, giá sẽ khó tiếp tục tăng mạnh trong vài tuần tháng 9 sắp tới và sẽ bước vào 1 nhịp điều chỉnh ngắn trong tuần này.

Argentina sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán hàng trong thời gian tới khi chính sách tỉ giá hối đoái của Chính phủ đang tạo ra nhiều lợi ích cho nông dân khi nhận về ngoại tệ. Chỉ trong vòng 1 tuần sau khi áp dụng biện pháp này, khối lượng bán hàng đã đạt 15.1% trong tổng số 44 triệu tấn đậu tương trong niên vụ 21/22. Điều này diễn ra ngay trước thời điểm thu họach và xuất khẩu cao điểm của Mỹ sẽ càng tạo áp lực cạnh tranh lên giá đậu tương CBOT.

Trong khi đó, nhu cầu từ quốc gia tiêu thụ lớn nhất thế giới lại tiếp tục suy giảm. Theo báo cáo của Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu đậu tương trong tháng 8 đã giảm về mức thấp nhất kể từ năm 2017 đến nay. Nguồn cung từ Brazil trong tháng 9 dự kiến vẫn sẽ chững lại, chỉ đạt khoảng 3.5 triệu tấn do sự sụt giảm sản lượng ở Brazil khiến nguồn cung xuất khẩu bị thắt chặt. Ngược lại, nhập khẩu đậu tương từ Argentina trong năm nay của Trung Quốc cũng sẽ được cải thiện, khi mà chính phủ Argentina đã tăng tỷ giá hối đoái dành cho nông dân để thúc đẩy doanh số bán hàng. Trong khi đó, nhập khẩu đậu tương từ Mỹ của Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục duy khi bước vào giai đoạn thu hoạch vụ mới. Nhu cầu có xu hướng giảm xuống, trong khi cạnh tranh từ nguồn cung Nam Mỹ lại gia tăng sẽ củng cố lực bán đối với đậu tương trong phiên hôm nay.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Nguồn: Mxv