Nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid-19 trong năm qua đã thúc đẩy giá kim loại cơ bản tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch kim loại đã đến lúc dịch chuyển từ Trung Quốc sang những nơi khác trên thế giới.
Thời gian tới, nhu cầu đối với các mặt hàng kim loại như đồng sẽ được thúc đẩy bởi cuộc cách mạng xanh, sẽ kích thích các nhà đầu cơ siêu xe, lĩnh vực sản xuất đang hồi sinh ở Trung Quốc.
Khi Trung Quốc thoát khỏi tình trạng phong tỏa chồng Covid-19, lượng giao dịch kim loại đã bùng nổ trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải. Ngược lại, lượng giao dịch kim loại trên Sàn giao dịch London (LME), nơi chủ chốt thiết lập giá kim loại cho thế giới ngoài Trung Quốc, đã giảm 7% trong năm ngoái, và khối lượng trung bình hàng ngày trong 6 tháng đầu năm nay giảm thêm 13%.
Hiện tại, sự khác biệt giữa thị trường Trung Quốc và thị trường quốc tế phản ánh bản chất khó khăn của quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu vật chất và hoạt động giao dịch đang dịch chuyển về phía Tây khi khối lượng giao dịch hàng hóa trên Sàn LME, sàn giao dịch lâu đời nhất và lớn nhất thế giới về kim loại công nghiệp, tháng 5 vừa qua đã tăng lần đầu tiên kể từ tháng 3 năm 2020, và tiếp tục tăng trong tháng 6/2021.
Sàn giao dịch Thượng Hải (ShFE), nơi giao dịch kim loại cho thị trường nội địa Trung Quốc, đã chứng kiến khối lượng giao dịch tăng 2 con số đối với tất cả các hợp đồng chủ chốt trong nửa đầu năm nay.
Hoạt động giao dịch các hợp đồng kỳ hạn tương lai trên sàn ShFE đã chậm lại đáng kể trong quý II/2021, với khối lượng giao dịch trong tháng 6/2021 ở mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm ngoái, trong khi dòng tiền chảy vào các hợp đồng kỳ hạn tương lai ở thời điểm cuối tháng 6/2021 đã giảm 18% so với tháng 6/2020.
Các hợp đồng thép cuộn cán nóng (HRC) và thép không gỉ mới trên sàn ShFE trong nửa đầu năm 2021 đã ghi nhận mức tăng trưởng cực mạnh về khối lượng, một phần phản ánh của xu hướng đầu cơ vào thị trường thép ở các địa phương do Chính phủ nỗ lực hạn chế tăng trưởng sản xuất.
Thị trường nhôm, thiếc – kim loại gần như bị lãng quên đều đã tăng lên mức cao kỷ lục do các giao dịch bùng nổ. Khối lượng hợp đồng nhôm giao dịch trên sàn Thượng Hải trong nửa đầu năm nay đã tăng 152% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên sàn CME (Sàn giao dịch hàng hóa Chicago), tình trạng vắng vẻ cũng diễn ra tương tự như giao dịch đồng ở LME, khi khối lượng giao dịch gần như không thay đổi trong suốt cả năm ngoái và quý I năm nay, bất chấp việc giá đồng tăng gấp hơn 2 lần.
Việc không có bất kỳ dấu hiệu giao dịch tăng rõ ràng nào mặc dù giá tăng mạnh trên các sàn CME và LME cho thấy các nhà đầu tư phương Tây đã không mua kim loại vào, trái ngược với các nhà đầu tư Trung Quốc. Tuy nhiên, khối lượng đồng giao dịch trên sàn CME đã tăng vọt trong quý II năm nay, trùng thời điểm với những gì xảy ra trên sàn LME.
Động lực giao dịch kim loại đồng dường như đang dịch chuyển từ Đông sang Tây từ mấy tháng gần đây, và cả LME cũng như CME đều hy vọng xu hướng này sẽ còn tiếp diễn và lan rộng sang các kim loại khác, khi các sàn này tung ra những sản phẩm giao dịch mới.
Thế giới giao dịch kim loại ngày càng trở nên đa cực, phản ánh sự trỗi dậy của thị trường giao sau của Trung Quốc trong thập kỷ qua. Giao dịch kim loại hiện nay có dấu hiệu dịch chuyển từ Trung Quốc sang những nơi khác trên thế giới.

Nguồn: VITIC/Reuters