Trong bài "Thị trường Cung và Cầu, chúng ta đã phân tích một cách tổng quát về thị trường như là một công cụ mà dựa vào đó xã hội có thể giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản như sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Sự vận hành của một thị trường hàng hóa hay dịch vụ nhất định có thể được giải thích bằng mô hình cung – cầu đơn giản song rất hữu ích, nhờ đó người ta có thể dễ dàng nắm bắt được chiều hướng vận động của các biến số chính liên quan đến một thị trường: giá cả hay sản lượng hàng hóa giao dịch. Các bài tiếp theo, chúng ta đã lần lượt xem xét các quyết định lựa chọn của những người tiêu dùng cũng như những người sản xuất trên từng thị trường được thực hiện như thế nào. Điều này giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về những yếu tố ẩn chứa đằng sau đường cầu hay đường cung thị trường. Tất cả những tri thức đó là nền tảng để hiểu về nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên cơ chế thị trường không phải là cơ chế phân bổ nguồn lực duy nhất. Không phải trong mọi trường hợp xã hội đều có thể dựa vào những tín hiệu thị trường (như giá cả hàng hóa, tiền lương, tiền thuê đất…) và những hành vi giao dịch tự nguyện để tiến hành các quyết định sản xuất hay tiêu dùng của mình. Trong nhiều hoàn cảnh, nhà nước vẫn thường can dự vào các hoạt động của nền kinh tế thông qua quyền lực hay sức mạnh đặc biệt của nó. Vậy khi nào thì thị trường có thể vận hành một cách có hiệu quả, khi nào không? Xét tổng thể, nền kinh tế thị trường có thể có những khuyết tật, trục trặc gì? Nhà nước có thể có thể làm được gì để khắc phục những khuyết tật hay trục trặc đó? Bài viết sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về những vấn đề đó.
Nội dung chính
I. Sự trục trặc của thị trường
Sự trục trặc của thị trường là sự không hoàn hảo của cơ chế thị trường, là thuật ngữ dùng để chỉ một nền kinh tế mà việc phân bổ nguồn lực không đạt hiệu quả, hoặc sản xuất quá nhiều hoặc quá ít một loại hàng hóa nào đó.
Có 5 nguyên nhân dẫn đến sự trục trặc của thị trường.
1. Cạnh tranh không hoàn hảo
Cạnh tranh không hoàn hảo là cơ cấu thị trường trong đó các hãng có sức mạnh thị trường và do đó hạn chế sản lượng, nâng giá bán và tạo ra phần mất không đối với xã hội.
VD: Độc quyền, Cartel thường khống chế sản lượng, nâng giá bán gây thiệt hại cho xã hội.
2. Ảnh hưởng ngoại ứng
Ảnh hưởng ngoại ứng là các hành động của một người gây ra chi phí hoặc có lợi ích trực tiếp đối với những người khác nhưng cá nhân đó không tính đến. VD: Ô nhiễm, tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông…
Có 2 loại ảnh hưởng ngoại ứng.
2.1. Ảnh hưởng ngoại ứng tiêu cực
Ảnh hưởng ngoại tứng tiêu cực (hay còn gọi là chi phí ngoại ứng) là chí phí của việc sản xuất ra hàng hóa hoặc dịch vụ mà những người không tiêu dùng nó phải chịu.
VD: Các hãng có xu hướng thải chất thải xuống sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước chứ không muốn bỏ ra hàng tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý chất thải phù hợp quy chuẩn như Công ty Vedan xả thải xuống sông Thị Vải.
MSC: Marginal social cost – chi phí cận biên của xã hội do có ảnh hưởng ngoại ứng.
MEC: Marginal externality cost – chi phí cận biên ngoại ứng. => MEC là đường dốc lên từ 0 vì không sản xuất thì không ảnh hưởng.
Ta có: MSC = MC + MEC
Tại B chưa tính đến MEC nên sản xuất là Q2, P2; Tại A có tính đến MEC => P = MSC, sản xuất Pe, Qe.
2.2. Ảnh hưởng ngoại ứng tích cực
Ảnh hưởng ngoại ứng tích cực (hay còn gọi là lợi ích ngoại ứng) là lợi ích của việc tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ mà những người không tiêu dùng nó được hưởng.
VD: các dịch vụ y tế cũng đem lại các lợi ích ngoại ứng. Việc bảo vệ sức khỏe và giữ vệ sinh cá nhân của người nào đó làm giảm rủi ro gây nhiễm bệnh sang những người tiếp xúc với cá nhân đó.
MSB: Marginal social benefit – Lợi ích cận biên của xã hội: là tổng lợi ích mà thực tế XH thu được từ hoạt động đó. MEB: Marginal externality benefit
Lợi ích cận biên ngoại ứng: là ích lợi thu được từ thêm một đơn vị sử dụng. Ta có: MSB = MU + MEB
– Tại A chưa tính đến MEB sản xuất tại Qa ; Tại B đã tính đến MEB; tăng Q từ Qa => Qb. Tam giác ABC là ảnh hưởng ngoại ứng tích cực mang lại.
3. Hàng hóa công cộng
Hàng hoá công cộng (Public goods): Hàng hoá công cộng là những hàng hoá dịch vụ mà việc tiêu dùng của người này không loại trừ sự tiêu dùng của người khác.
Đặc điểm của hàng hóa công cộng:
– Tính không cạnh tranh: Với một mức sản lượng đã cho, chi phí cận biên của việc tăng thêm người tiêu dùng bằng không.
VD: Các chương trình truyền hình, các chương trình phát thanh được phát sóng.
Ngược lại, hàng hóa mang tính cạnh tranh là hàng hóa mà việc tiêu dùng hàng hóa đó của một người làm giảm lượng tiêu dùng hàng hóa đó của người khác.
VD: Vé xem phim Avatar 3D tại rạp Mega Star.
–Tính không loại trừ: Không thể ngăn cản người khác sử dụng hàng hóa công cộng. VD: An ninh quốc phòng.
Ngược lại, hàng hóa loại trừ là hàng hóa mà chúng ta có thể ngăn cản người khác sử dụng hoặc hưởng lợi ích từ nó. VD: Chương trình truyền hình cáp.
Hàng hoá công cộng cũng gây nên một tình trạng là sự trông chờ, ỷ nại vào Nhà nước của những kẻ ăn không, không chịu đầu tư hoặc phá hoại hay sử dụng lãng phí các hàng hoá công cộng. Ví dụ: Chương trình tiêm chủng mở rộng trong cộng đồng.
4. Đảm bảo công bằng xã hội
Đường Lorenz minh họa mức độ bất bình đẳng. Đường Lorenz càng gần đường thẳng bình đẳng thì sự phân phối thu nhập càng công bằng.
5. Thông tin không cân xứng
– Thông tin không cân xứng là một hiện tượng tương đối phổ biến trong cuộc sống, khi mà người này lại biết nhiều hơn người kia về một điều gì đó đang diễn ra.
– Thông tin không cân xứng dẫn đến hai hiện tượng: lựa chọn bất lợi (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard).
– Lựa chọn bất lợi là một vấn đề nảy sinh do thông tin bất cân xứng giữa người bán và người mua. Trong trường hợp này thông tin bất cân xứng xảy ra trước khi khi ký kết hợp đồng.
– Rủi ro đạo đức là vấn đề nảy sinh khi người mua bảo hiểm đã kí hợp đồng với công ty bảo hiểm và họ hoàn toàn không bị giám sát gì bởi công ty bảo hiểm thì họ thường có những hành động làm tăng khả năng xảy ra của tai nạn hay thương tật.
II. Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường
– Quan điểm của trường phái Tân cổ điển: phản đối sự can thiệp Chính phủ.
– Quan điểm “can thiệp”: Chính phủ nên can thiệp một cách rộng rãi bằng việc thúc đẩy các khu vực riêng biệt một cách có chọn lựa.
– Quan điểm “thân thiện với thị trường”: Nền kinh tế thị trường rất cần đến một chính phủ mạnh, nhưng chỉ nên can thiệp ở một mức độ nhất định và trong những trường hợp cần thiết.
1. Các chức năng kinh tế của Chính phủ
Chính phủ có 3 chức năng kinh tế là chức năng kinh tế vĩ mô, chức năng kinh tế vi mô và chức năng điều tiết kinh tế.
1.1. Chức năng kinh tế vĩ mô
– Ổn định hóa nền kinh tế
– Điều chỉnh cơ cấu kinh tế
– Chính phủ tác động đến việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực để cải thiện hiệu quả kinh tế.
1.2. Chức năng kinh tế vĩ mô
– Chính phủ tác động đến việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực để cải thiện hiệu quả kinh tế.
– Chính phủ tác động đến việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực để cải thiện hiệu quả kinh tế.
– Đảm bảo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường sản phẩm và thị trường yếu tố sản xuất. – Tối thiểu hóa những trục trặc của thị trường.
– Tự do hóa giá cả.
1.3. Chức năng điều tiết của Chính phủ
– Chức năng này gắn liền với việc tạo lập môi trường kinh doanh về kinh tế và pháp lý cho nền kinh tế thị trường
VD: những pháp lệnh và luật lệ cơ bản như luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật chống độc quyền, luật lao động…
2. Các công cụ kinh tế chủ yếu của Chính phủ
2.1. Khắc phục sự không hoàn hảo của thị trường
– Thuế – Kiểm soát giá
2.2. Xử lý các ngoại ứng
– Thương lượng
– Trợ cấp
– Quy định chuẩn chất thải
– Thu phí xả chất thải
– Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng được
– Bằng phát minh sáng chế và bản quyền
Thuế: t = MEC ⇒ MSC = MPC
2.3. Cung cấp hàng hóa công cộng
2.4. Đảm bảo phân phối thu nhập công bằng
– Thuế và trợ cấp
– Chuyển giao thu nhập
– Điều tiết giá cả của các yếu tố sản xuất
3. Phương pháp điều tiết kinh tế
Chính phủ điều tiết độc quyền tự nhiên
a. Điều tiết giá:
Điều tiết độc quyền tự nhiên (tính kinh tế theo qui mô, hiệu suất theo qui mô).
LATC giảm khi Q tăng => đường LATC dốc xuống từ trái sang phải.
LMC nằm dưới LATC và dốc xuống từ trái sang phải
* Nếu không điều tiết thì hãng độc quyền sẽ sản xuất tại mức sản lượng Qa (MR =LMC), và giá là Pa=> A(Qa, Pa) Khi duy trì độc quyền thì xã hội sẽ mất không (DWL)
Chính phủ cần điều tiết độc quyền tự nhiên
* Mục tiêu là hiệu quả sản xuất: đặt P = MC = Pc lúc này DWL = 0 nhưng P < LATC (tổng lỗ = CC’xQc). Muốn doanh nghiệp tiếp tục sản xuất thì chi phí phải bù lỗ, hoặc họ sẽ rút khỏi thị trường.
* Mục tiêu hiệu quả sản xuất: thì tổng CP bình quân thấp nhất => Qc thì LATC vẫn chưa min, do đó hãng ĐQ bị lỗ => chính sách này không thành công.
* Mục tiêu công bằng: Chính phủ đưa ra mức giá P = LATC, tại điểm B (Qb,Pb); vẫn còn DWL, nhưng LN ĐQ = 0. Tại đây mục tiêu 2 bên đạt được thông qua điều tiết lợi nhuận.
b. Điều tiết sản lượng
– 3 phương pháp điều tiết giá đều có nhược điểm => CP điều tiết qua sản lượng.
– Phương pháp là điều chỉnh sản lượng trực tiếp.
VD: buộc một hãng phải SX mức sản luợng tối thiểu nào đó và để cầu tiêu dùng xác định gía ứng với sản lượng đó.
– CP đưa ra Q* thuộc (Qa, Qb), ứng với là P*, tuy DWL >0 nhưng nhỏ hơn tại điểm A, ĐQ vẫn có lợi nhuận = DD’xQ*.
Khi nền kinh tế suy thoái, tổng sản lượng thực tế thấp, thất nghiệp ở mức cao, nhiều tiềm năng kinh tế không được lôi cuốn vào vòng quay kinh tế do tổng nhu cầu chi tiêu xã hội thấp. Mục tiêu ưu tiên về mặt vĩ mô lúc này của nhà nước thường là: kích thích kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp. Để làm được điều đó, nhà nước thường tìm cách gia tăng tổng cầu bằng việc áp dụng hoặc chính sách tài khoản mở rộng (tăng các khoản chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế, hoặc kết hợp cả hai), hoặc chính sách tiền tệ mở rộng (mở rộng cung tiền, hạ thấp lãi suất để kích thích các hoạt động đầu tư nói riêng và kích thích tổng cầu nói chung) hoặc áp dụng một hỗn hợp thích hợp hai loại chính sách này.
Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh (trong kinh tế học, người ta gọi là nền kinh tế “quá nóng”), lạm phát bùng nổ thì việc kiềm chế lạm phát, duy trì sự gia tăng cân đối trong các bộ phận khác nhau của tổng cầu trở nên quan trọng và thường trở thành mục tiêu ưu tiên. Chẳng hạn, để hạ thấp tỷ lệ lạm phát, cách thức phổ biến là nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, theo đó sự gia tăng của mức cung tiền được kiểm soát chặt chẽ. Khi mức cung tiền giảm thì lãi suất có điều kiện tăng lên, đầu tư trở nên đắt đỏ hơn. Nhờ đó, các hoạt động chi tiêu đầu tư như xây dựng nhà máy, mua sắm máy móc, thiết bị, tăng dự trữ hàng hóa… bị kiềm chế. Đây là cách thức chủ yếu để nhà nước tác động vào tổng nhu cầu chi tiêu của xã hội, khiến cho nó giảm xuống hay tăng trưởng chậm lại. Kết cục có thể chờ đợi là: tỷ lệ lạm phát giảm, nền kinh tế tăng trưởng chậm lại song an toàn hơn.
Không phải trong mọi trường hợp nhà nước đều có khả năng sữa chữa thành công các thất bại thị trường. Để sữa chữa được các thất bại thị trường, nhà nước cũng cần nắm bắt được thông tin đầy đủ, huy động được những nguồn lực cần thiết và có đủ năng lực để hoạch định và triển khai có hiệu quả các chính sách và chương trình công cộng. Khi thiếu những điều đó, việc sữa chữa các thất bại thị trường như chúng ta vừa đề cập chỉ tồn tại như một khả năng.
—Tham khảo:
1. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (1992). Kinh tế học. NXB Giáo Dục và Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội.
2. Edgar. K. Browning, Mark A. Zupan (2002). Microeconomics: Theory and Applications. John Wiley & Sons, Inc.
3. Vũ Kim Dũng (chủ biên) (2006). Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô. NXB Thống kê. Hà Nội.
4. P.A.. Samuelson & W. D. Nordhaus (1997). Kinh tế học. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội.