I. Đậu tương, khô đậu và dầu đậu tương

Đậu tương và dầu đậu nành đóng cửa tăng không đáng kể trong tuần trước, còn khô đậu đóng cửa với mức giảm nhẹ. Giá khô đậu và dầu đậu nành vẫn trái chiều, là kịch bản thường xuất hiện trên thị trường hàng hóa tương lai. Nhưng nếu chỉ xét đến các phiên giao dịch cuối tuần, xu hướng tăng điểm đang chiếm ưu thế nhiều hơn. Đến sáng nay, thị trường đồng loạt có gapup sau khi mở cửa và tăng nhẹ sau đó, dự báo sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong 1 – 2 phiên tới. Các thông tin liên quan đến căng thẳng thương mại Mỹ – Trung đang có những dấu hiệu tích cực hơn. Trung Quốc đang có những nhượng bộ nhất định và hầu như không có các phát ngôn cứng rắn nào hướng về phía Mỹ và cụ thể là Tổng thống Donald Trump. Hai phái đoàn thương mại sẽ gặp nhau trong tuần này để bàn lại về tiến độ thực hiện thỏa thuận thương mại mà hai nước đã ký trước đó. Ngay trước thềm hội nghị, Trung Quốc đã liên tục mua nông sản của Mỹ, và thị trường cho rằng hợp đồng bán hàng cho “nước giấu tên” trong báo cáo Daily Export Sales tuần trước, cũng là hợp đồng bán hàng cho Trung Quốc. Các thông tin tích cực kể trên là yếu tố “bullish” và khiến giá tăng điểm trong ngắn hạn.

Đối với các mùa vụ, sự chú ý đang hoàn toàn tập trung vào mùa vụ đậu tương đang ở giai đoạn đầu gieo trồng tại Midwest, Mỹ. Mùa vụ đậu tương Brazil đã thu hoạch gần xong, còn đậu tương Argentina cũng đã ở cuối giai đoạn thu hoạch, nên không có nhiều tác động tới thị trường. Nhìn chung, Giaodich24 đánh giá thời tiết hiện nay tại Midwest đang không thuận lợi đối với mùa vụ đậu tương, và nếu tiếp tục không có mưa nhiều trong tháng 5, giá có thể sẽ tăng rất mạnh khi các dự đoán về năng suất sẽ thấp hơn nhiều so với các kỳ vọng ban đầu.

• Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

o Tồn kho cuối vụ Mỹ 19/20 giảm mạnh so với năm ngoái và dự báo tồn kho sẽ không thay đổi trong báo cáo WASDE tháng 5 này.

o Sản lượng đậu tương Brazil và Argentina sẽ vẫn có chiều hướng bị giảm dự đoán trong các báo cáo tới, do thời tiết hạn hán và không có nhiều cải thiện đáng kể.

o Thời tiết giai đoạn đầu gieo trồng đậu tương Mỹ chỉ ở mức trung bình. Dự báo thời tiết thiếu mưa kéo dài trong tháng 5 sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng đậu tương trong giai đoạn nảy mầm sau này.

o Trung Quốc đang đẩy mạnh mua ngũ cốc, dự kiến sẽ liên tiếp mua đậu tương Mỹ trong thời gian tới. Căng thẳng Mỹ – Trung nếu được giải quyết, sẽ là thông tin “bullish” đối với thị trường.

• Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

o Diện tích gieo trồng đậu tương Mỹ 2020 dự báo sẽ tăng mạnh so với năm ngoái.

o Sản lượng đậu tương Brazil vẫn đang được dự đoán ở mức cao kỷ lục.

o Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang là biến số khó đoán trong ngắn hạn.

o Đồng Real Brazil tiếp tục trượt giá so với Dollar Mỹ, kích hoạt nhiều lệnh bán của nông dân Brazil.

 Dự đoán đậu tương tháng 7: Giá giảm điều chỉnh tại vùng giá kháng cự 855, Giaodich24 cho rằng diễn biến giá điều chỉnh sẽ tiếp diễn trong nửa đầu phiên giao dịch tối nay trước khi tăng tiệm cận lại vùng kháng cự kể trên.

 Dự đoán khô đậu tháng 7: Giá có thể sẽ có diễn biến giống đậu tương nhưng đà tăng điểm sẽ mạnh hơn mạnh hơn tuần trước, nhờ tâm lý mua hàng thật và bắt đáy của giới đầu cơ.

 Dự đoán dầu đậu tương tháng 7: Giá dầu đậu tương có thể có điều chỉnh sâu trước khi tăng trở lại tiệm cận lại vùng giá kháng cự 26.65 trong ngày hôm nay. NĐT nên tham gia đầu cơ tăng giá nếu thị trường diễn biến giảm chậm về vùng giá trên 26 và có xác nhận phục hồi.

II. Ngô

Ngô đóng thay đổi không đáng kể trong tuần trước, và giá tăng nhẹ sau khi mở cửa đầu tuần này. Ít nhất thì đà giảm mạnh trước đó của ngô chững lại và giá đã bắt đầu nhận được nhiều lực mua hơn. Lượng mưa này có thể đến từ cả nhóm mua hàng thật và nhóm mua đầu cơ do giá đã ở mức rất thấp và hỗ trợ 310 chứng tỏ là mức hỗ trợ rất cứng, khó bị vượt qua trong ngắn hạn. Theo ghi nhận từ Giaodich24, các buyers châu Á, trong đó có cả Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang rất hài lòng với vùng giá mua hàng như hiện nay. Giá ngô flat tại Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất trong vài năm qua, nhưng do các nhà máy TĂCN đã mua hàng sớm trước đó, nên nhu cầu hiện chỉ còn đối với các shipments từ tháng 10 trở đi. Điều này có thể sẽ hỗ trợ giá tháng xa tăng nhiều hơn tháng gần trong ngắn hạn.

Về mùa vụ, sự chú ý sẽ tập trung vào vụ ngô Mỹ đang ở đầu giai đoạn nảy mầm và ngô vụ 2 của Brazil đang ở gần giai đoạn thu hoạch. Giaodich24 đánh giá thời tiết nhìn chung đều không thuận lợi đối với cả hai mùa vụ này và đây sẽ là các thông tin “bullish” quan trọng đối với thị trường trong 1 – 2 tháng tới. Các dự báo thời tiết tại Midwest cho thấy lượng mưa không nhiều và cũng không tập trung ở những nơi trồng nhiều ngô nhất cả nước trong ít nhất 1 – 2 tuần tới, sẽ khiến giai đoạn nảy mầm và thụ phấn đầu tiên của ngô sẽ gặp nhiều vấn đề. Tháng 5 và tháng 6 thường là khoảng thời gian nhạy cảm nhất đối với mùa vụ ngô tại Mỹ. Bất kỳ khung thời tiết hạn hán nào, dù là trong ngắn hạn, cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới năng suất thu hoạch mùa vụ sau này. Còn tại Brazil, nhưng cơn mưa nhiều hơn ở các bang phía nam trong giai đoạn đầu tuần này sẽ giúp cải thiện chất lượng ngô vụ 2 ở Parana và Rio Grande do Sul. Nhưng mưa không kéo dài và dường như đã đến quá muộn để có thể thay đổi chất lượng kém trong mùa vụ năm nay. Các hãng tin lớn đều dự báo sản lượng ngô vụ 2 của Brazil sẽ thấp hơn so với các kỳ vọng ban đầu, có thể sẽ là nguyên nhân khiến tổng sản lượng ngô 2019/20 sẽ ở dưới mức 100 triệu tấn.

• Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

o Tồn kho cuối vụ ngô Mỹ 2019/20 sẽ có năm giảm thứ 3 liên tiếp.

o Tồn kho cuối vụ ngô thế giới 2019/20 cũng có năm giảm thứ 3 liên tiếp.

o Thời tiết thiếu mưa và vùng mưa hẹp ở Midwest sẽ ảnh hưởng tới chất lượng trong giai đoạn nảy mầm và thụ phấn ngô tại Mỹ.

o Mùa vụ ngô tại Brazil và Argentina nhìn chung vẫn bị tác động xấu từ thời tiết khô hạn, sẽ làm giảm các mức dự báo về sản lượng sau này.

o Trung Quốc đang muốn mua nông sản để bổ sung tồn kho dự trữ chiến lược.

o Tại vùng giá thấp này, các buyers lớn tại châu Á sẽ tiến hành mua hàng thật cho nhu cầu còn lại của năm 2020.

• Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

o Diện tích gieo trồng ngô vụ 2020 dự báo sẽ tăng mạnh so với năm ngoái, cao hơn các dự đoán trước đó.

o Tồn kho cuối vụ ngô Mỹ 2019/20 được Reuters dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong báoo cáo WASDE tháng 5.

o Tiến độ xuất khẩu ngô Mỹ vẫn đang chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra của USDA.

o Sản lượng ethanol của Mỹ vẫn giảm và ở mức rất thấp, ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng ngô cho sản xuất ethanol.

o Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có thẻ ảnh hưởng tới tiến độ mua hàng của Trung Quốc.

 Dự đoán ngô tháng 7: Giaodich24 giữ nguyên quan điểm tuần trước; giá ngô có thể tăng tiệm cận vùng giá 330 trong tuần này.

III. Lúa mỳ

Lúa mỳ đóng cửa tăng nhẹ trong tuần trước và đang tiếp tục có gapup nhỏ trong phiên sáng nay. Mặc dù giá đang có dấu hiệu hồi phục trong ngắn hạn, nhưng vẫn chưa phải các tín hiệu đảo chiều xu hướng một cách rõ ràng. Thị trường đang có biến động nhẹ và có thể sẽ chỉ tăng – giảm mạnh hơn sau báo cáo WASDE tháng 5 sẽ được USDA phát hành vào đầu tuần này. Về mùa vụ, thị trường đang chú ý đến giai đoạn gieo trồng lúa mỳ vụ xuân và chuẩn bị thu hoạch lúa mỳ vụ đông tại Mỹ.

Thời tiết nhìn chung đang ở mức trung bình, nhưng nếu khung thời tiết thiếu mưa tiếp tục kéo dài ở North Dakota, lúa mỳ vụ xuân sẽ bị ảnh hưởng tới chất lượng trong giai đoạn nảy mầm sau này. Vì thế, Giaodich24 đánh giá các dự báo thời tiết hiện nay sẽ là thông tin có tác động “bullish” với giá lúa mỳ trên cả 3 sàn của Mỹ.

Tại châu Âu, nhưng cơn mưa tốt hơn từ cuối tuần trước sẽ tạm thời làm giảm các lo ngại về mùa vụ tại Pháp và Đức, nhưng có lẽ lượng mưa này sẽ không đủ để đảo ngược tình trạng chất lượng kém trong mùa vụ năm nay. Các tổ chức uy tín vẫn liên tục giảm các dự báo về sản lượng lúa mỳ của Pháp và Đức, qua đó khiến sản lượng lúa mỳ tại khu vực châu Âu bị giảm mạnh theo. Nguồn cung thấp tại châu Âu, trong khi cả Nga và Ukraina vẫn cương quyết thực hiện các mức hạn ngạch xuất khẩu đã đề ra trước đó, sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung thế giới và là cơ hội cho lúa mỳ Mỹ có thể xuất khẩu nhiều hơn trong 1 – 2 tháng tới.

• Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

o Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ 19/20 vẫn thấp hơn so với năm ngoái.

o Diện tích gieo trồng lúa mỳ vụ đông 2020 tại Mỹ dự báo ở mức thấp thứ 2 trong lịch sử.

o Chất lượng lúa mỳ vụ đông tại Mỹ có chiều hướng bị giảm trong báo cáo Crop Progress hàng tuần của USDA.

o Chất lượng lúa mỳ vụ xuân có thể sẽ chỉ ở mức trung bình do bang North Dakota không có mưa thuận lợi. Nếu thời tiết khô hạn kéo dài, lo ngại về chất lượng trong giai đoạn nảy mấmẽ ngày càng lớn hơn.

o Sản lượng lúa mỳ ở khu vực EU và Nga đều đang có chiều hướng bị giảm dự báo.

o Nga và Ukraina đều rất cứng rắn với các hạn ngạch xuất khẩu đề ra trước đó. Xuất khẩu sẽ phải dừng lại một khi vượt qua các mức hạn ngạch này.

• Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

o Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ vẫn đang ở mức cao trong lịch sử. Tồn kho dự báo sẽ không thay đổi nhiều trong báo cáo WASDE tháng 5 này.

o Tồn kho cuối vụ lúa mỳ thế giới đang ở mức cao trong lịch sử. Dự báo sẽ tiếp tục có tồn kho lớn trong niên vụ 2019/20.

o Tiến độ xuất khẩu lúa mỳ Mỹ đang ở mức trung bình, và tốc độ xuất khẩu trong tháng 5 sẽ quyết định xuất khẩu có đạt kế hoạch mà USDA đề ra trước đó hay không.

 Dự đoán lúa mỳ tháng 7: Giá lúa mỳ nhiều khả năng nhận mức 519 làm mức hỗ trợ trong ngày hôm nay. Tuy nhiên sẽ không tạo ra xu hướng, diễn biến trung hạn giá sẽ đi ngang trong biên độ 518 – 525

 

 

Giaodich24

Khuyến nghị giao dịch mang tích chất tham khảo***