Kết thúc phiên hôm qua, giá các loại cao su trên thị trường thế giới đều tăng. Giá cao su RSS3 giao tháng 8 trên sàn Tokyo tăng 1.05% lên mức 145.0 JPY/kg. Giá cao su TSR20 giao tháng 7 trên sàn Singapore tăng 0.62% lên mức 113.5 US cents/kg. Biện pháp kích cầu của Ủy ban Cao su Thái Lan đã bắt đầu phát huy tác dụng trong khi nhu cầu găng tay cao su trên thế giới vẫn rất lớn. Hạn hán kéo dài trong quý I/2020 làm giảm sản lượng thu hoạch mủ cao su của Thái Lan.

Chủ tịch Hiệp hội Cao su Indonesia, ông Moenardji Soedargo, cho biết, giao hàng cao su của nước này đang bị hoãn lại hoặc bị hủy. Người trồng cao su Indonesia đang tạm thời hoãn việc thu hoạch mủ do cả nhu cầu và giá cao su đều đang xuống thấp. Ông Soedargo dự báo, ngành cao su Indonesia sẽ khó phục hồi trong quý IV năm nay. Mặc dù nhu cầu găng tay cao su đang tăng mạnh, nhưng nước được hưởng lợi chính vẫn là Malaysia, do ngành cao su Indonesia không chú trọng tới mặt hàng này. Theo ông Soedargo, để thay đổi mô hình công nghiệp trong ngành này cần tối thiểu từ một đến hai năm. 

Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) nhận định ngành cao su các quốc gia sản xuất cao su hàng đầu đang từng bước xoay sở vượt qua thời kỳ khó khăn nhất trong hơn một thập kỷ qua, tuy nhiên con đường hồi phục vẫn rất khó khăn. Nhu cầu từ ngành sản xuất găng tay cao su vẫn tiếp tục tăng, trong khi nhu cầu từ ngành công nghiệp ô tô vẫn đang giảm. Trên thị trường kỳ hạn, giá cao su quý I/2020 đã sụt giảm tới 27%, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008, nhưng trong quý II/2020 đã phục hồi 14%. 

Tuy nhiên, theo Gu Jiong, nhà phân tích tại hãng môi giới Yutaka Shoji, Tokyo, nhận định giá hàng thực vẫn không có nhiều biến chuyển, do nhu cầu của ngành lốp ô tô vẫn ở mức thấp. Nhiều nhà máy chuyên cung cấp cao su cho các hãng sản xuất lôp ô tô lớn như Goodyear và Brigdestone không bán được hàng vật chất và buộc phải giao dịch trên thị trường kỳ hạn như một biện pháp nhằm bảo vệ lợi nhuận.

Tải bản tin Nguyên liệu công nghiệp tại đây.

Tin MXV