Đậu tương đóng cửa giảm rất mạnh trong ngày hôm qua, tiếp tục tạo mức đáy mới trên các biểu đồ tháng gần, và ở mức thấp nhất từ giữa tháng 5 năm ngoái trên các biểu đồ tháng liền kề. Đây là phiên giảm theo % mạnh nhất kể từ tháng 8 năm 2018, và giá đã giảm gần 1 USD/giạ so với mức giá hồi đầu tháng 3. Rõ ràng, lo ngại về virus Corona và xu hướng giảm mạnh của giá dầu thô đã có tác động rất lớn đối với giá đậu tương. Trung Quốc là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất và chiếm 58% tổng nhập khẩu thế giới. EU là khu vực nhập khẩu đậu tương lớn thứ hai, chiếm 10% toàn thế giới. Ngoài ra, EU còn là khu vực nhập khẩu khô đậu lớn nhất thế giới. Đây lại là 2 vùng dịch Covid-19 lớn nhất toàn cầu, nên rõ ràng tác động của virus đến thị trường đậu tương là rất lớn và đang là thông tin chi phối giá CBOT.

Khô đậu đóng cửa giảm theo đậu tương, nhưng mức giảm ít hơn. Trong khi dầu đậu nành đóng cửa giảm mạnh và xuống mức thấp nhất từ tháng 10 năm 2016 tới nay. Rõ ràng, việc giá dầu thô đã tác động rất lớn đến giá các loại dầu thực vật, trong đó có dầu đậu nành. Nên số liệu tồn kho thấp hơn dự đoán trong báo cáo của NOPA cũng không thể tạo ra nhiều lực mua để đối lập lại xu hướng giảm mạnh này.

Tại Argentina, đang xảy ra khá nhiều vấn đề liên quan đến virus Covid-19. Đầu tiên là tình trạng tắc nghẽn đã diễn ra tại cảng Rosario do các quan chức cảng hiểu nhầm về lệnh phong tỏa biên giới của chính phủ. Sau đó, chính phủ Argentina đã có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn, rằng những tàu không đến từ vùng dịch, thủy thủ đoàn không có dấu hiệu của virus và đã chờ đợi hơn 14 ngày, sẽ vẫn được phép dỡ hàng bình thường mà không gặp trở ngại nào. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến một hệ quả khác, là các công đoàn tại các cảng biển của Argentina đe dọa sẽ đình công bởi sự an toàn của nhân viên không được đảm bảo. Không chỉ tại cảng biển, điều tương tự cũng đang diễn ra với các công nhân của các nhà máy ép dầu. Với tình hình này, nếu virus Covid-19 bùng phát ở Argentina, hoạt động ép dầu và xuất khẩu rất có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 Dự đoán đậu tương tháng 5: Diễn biến đầu phiên giao dịch ngày hôm nay 18/3 cho thấy sự hồi phục giá đáng chú ý trên thị trường sau khi thiết lập mức giá 820. Giao dịch 24 cho rằng xu hướng phục hồi này có thể tiếp diễn và duy trì đẩy giá lên được vùng giá 842, nhưng không đánh giá cao khả năng giữ được mức giá này. Dự báo đóng cửa ngày giao dịch giá lại ổn định tại mức 830±.

 Dự đoán khô đậu tháng 5: Giá sẽ có diễn biến giống như đậu tương

Ngô đóng cửa giảm mạnh trong ngày hôm qua, đã là phiên giảm mạnh thứ hai liên tiếp. Ngô tiếp tục tạo mức đáy mới trên biểu đồ kỹ thuật tháng 5. Áp lực vẫn đến từ virus Covid-19, làm giảm nhu cầu đi lại của thế giới nói chung và Mỹ nói chung, dẫn đến nhu cầu sử dụng ethanol ít đi. Điều này khiến tồn kho ngô Mỹ có thể sẽ được tăng dự báo trong thời gian tới. Đây là thông tin “bearish” chính trên thị trường, khiến ngô yếu hơn nhiều so với các mặt hàng khác trên sàn CBOT. Giá ngô tháng 5 hiện đã ở dưới 350, là mức hỗ trợ tâm lý cực kỳ quan trọng, sẽ tạo ra các tín hiệu “bearish” về kỹ thuật trong ngày hôm nay. Tại thị trường Việt Nam, giá ngô flat giảm sâu trong những ngày qua, khiến các buyers đang muốn mua hàng ở vùng giá tốt như hiện tại. Thời tiết các vùng chuẩn bị gieo trồng ngô lớn ở Midwest có mưa tốt hơn trong tuần này, giúp cải thiện độ ẩm đất. Nếu tiếp tục diễn ra khung thời tiết này, giai đoạn đầu của mùa vụ ngô Mỹ 2020 sẽ không có gì đáng lo ngại.

 Dự đoán ngô tháng 5: Giá đang ở dưới mức 350 nên có tín hiệu “bearish” về cơ bản và kĩ thuật. NĐT nên đứng ngoài quan sát thêm diễn biến trong ngày hôm nay để có các căn cứ vào lệnh tiếp theo. Trường hợp NĐT muốn bắt đáy; Giaodich24 khuyến nghị nên mở vị thế Buy ở vùng giá 334-335.

Lúa mỳ đóng cửa tăng điểm nhẹ trong ngày hôm qua, có gapup nhỏ trong phiên sáng nay, nhưng hiện đang quay đầu giảm trở lại. Hôm qua, phần lớn thời gian lúa mỳ giao dịch ở trên mức tâm lý 500, nhưng do lực bán bất ngờ vào cuối phiên, khiến giá chưa thể vượt lên trên mức giá quan trọng này. Việc ở dưới mức 500 sẽ khiến các mô hình kĩ thuật duy trì ở trạng thái “bearish”, và chưa có tín hiệu đảo chiều rõ ràng. Thông tin Ai Cập dừng kiểm dịch đối với lúa mỳ sẽ khiến các loại lúa mỳ của Mỹ có thể chen chân vào cuộc đấu với Nga và Pháp trong ngắn hạn. Giá vẫn sẽ là yếu tố quan trọng nhất, nhưng giá lúa mỳ xuất khẩu của Mỹ hiện đang có sức cạnh tranh tốt hơn trước khá nhiều.

Thời tiết các vùng sản xuất lúa mỳ ở Mỹ vẫn đang phân thành 2 trạng thái khác nhau: thời tiết có mưa thuận lợi hơn sẽ giúp cải thiện chất lượng lúa mỳ vụ đông ở vùng đồng bằng phía nam, nhưng khung thời tiết thiếu mưa tại phía tây bắc sẽ tiếp tục làm giảm chất lượng. Vì thế, sẽ phải đợi tới báo cáo Crop Progress đầu tiên trong năm 2020 của USDA, để chúng ta có được cái nhìn chính xác về chất lượng trung bình trên cả nước.

 Dự đoán lúa mỳ tháng 5: Giá sẽ vẫn giằng co ở mức 500 trong ngày hôm nay.

Giaodich24