Đậu tương, khô đậu và dầu đậu nành đều đóng cửa giảm khá nhiều trong ngày hôm qua, trong đó đậu tương đóng vai trò dẫn dắt thị trường. Đồng Real Brazil liên tục trượt giá so với Dollar Mỹ và vẫn đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Nếu tính từ đầu năm 2020 tới nay, đồng Real Brazil đã mất tới 15% giá trị, sẽ là yếu tố kích hoạt rất nhiều lệnh bán của nông dân nước này. Điều này sẽ khiến giá đậu tương Brazil tiếp tục rẻ hơn nhiều so với đậu tương Mỹ khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Vì thế, thông tin chính phủ Trung Quốc đã cấp phép nhập khẩu miễn thuế có thời hạn 1 năm đối với các nhà máy ép dầu cũng không có nhiều ý nghĩa ở thời điểm này. Bởi sau khi thuế bằng nhau ở mức 3%, giá đậu tương Brazil vẫn rẻ hơn và các buyers Trung Quốc sẽ vẫn mua đậu tương Brazil trong thời gian tới.

Trong báo cáo Export Sales tối qua của USDA, việc Trung Quốc không mua thêm hàng là thông tin gây ra nhiều thất vọng, đóng góp vào mức giảm điểm mạnh sau đó. Bán hàng đậu tương Mỹ từ đầu niên vụ 2019/20 tới nay đang chậm hơn 5.1 triệu tấn và giao hàng chậm hơn 3.2 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, USDA dự đoán xuất khẩu đậu tương Mỹ cả niên vụ 2019/20 sẽ tăng 2.1 triệu tấn so với niên vụ trước. Vì vậy, xuất khẩu đậu tương Mỹ cần phải cải thiện rất nhiều trong thời gian tới, nếu không USDA sẽ buộc phải giảm xuất khẩu – tăng tồn kho trong các báo cáo tháng tới. Việc tăng tồn kho có thể sẽ không xảy ra ngay trong báo cáo tháng 3 tới đây, bởi USDA vẫn đang kỳ vọng Trung Quốc sẽ quay trở lại mua hàng vào cuối mùa xuân năm nay.

Rạng sáng nay, báo cáo của Buenos Aires Exchange có thể là thông tin gây shock đối với thị trường. Mức giảm chất lượng đậu tương Argentina đi 21% xuống 50% tốt – tuyệt vời chỉ trong vòng 1 tuần, là mức giảm quá mạnh và thị trường đang đặt câu hỏi rằng liệu số liệu Buenos Aires Exchange đưa ra có nhầm lẫn hay không. Vẫn biết thời tiết hạn hán đã kéo dài hơn 2 tuần sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng mùa vụ, nhưng mức giảm 21% giống như mùa vụ Argentina vừa chịu “một thiên tai khủng khiếp”. Nếu các bên xác nhận mức giảm 21% này là đúng và không có gì sai sót, Giaodich24 cho rằng xác suất tăng của thị trường sẽ rất cao.

Tại Argentina, chính phủ đã mở cửa trở lại cơ quan đăng ký xuất khẩu khi thuế xuất khẩu mới đã ngya lập tức có hiệu lực. Các công đoàn lớn tại nước này đang rất đồng lòng, và sẽ tổ chức đình công 4 ngày kể từ thứ hai tuần sau để phản đối chính sách tăng thuế xuất khẩu này. Nông dân sẽ tạm ngừng bán hàng và nếu đình công kéo dài, các nhà máy ép dầu sẽ thiếu nguồn cung đầu vào, có thể là yếu tố đẩy giá các loại đậu tương, khô đậu và dầu đậu nành trên sàn CBOT tăng điểm trong thời gian tới. Đây có thể sẽ là thông tin “bullish” tiềm ẩn rất mạnh trên thị trường.

  • Dự đoán đậu tương tháng 5: Giá có thể sẽ không còn giảm điểm trong ngày hôm nay. Xác suất tăng điểm đang cao hơn, với các thông tin “bullish” đến từ Argentina. Trong bối cảnh thông tin như trên kết hợp với các diễn biến kỹ thuật của đồ thị giá; giaodich 24 cho rằng giá đậu tương tháng 5 sẽ giao động trên mức hỗ trợ 890 và dưới mức kháng cự 908 và sẽ ổn định ở mức giá 900 cho đến đầu tuần sau (thiên về khả năng tăng rồi giảm nhiều hơn)

Nhà đầu tư nên cân nhắc Mua khi giá tiệm cận 890 và bán khi giá tiệm cận 908. (thiên về khả năng tăng rồi giảm nhiều hơn)

 

  • Dự đoán khô đậu tháng 5: Giá có thể sẽ tăng theo đậu tương, tuy nhiên Giaodich24 cho rằng giá sẽ giảm trở lại tiệm cận vùng hỗ trợ cứng 300 trước khi tăng trở lại. NĐT ngắn hạn có thể bán và chốt lời ngay trong biên khi có lợi. Xem xét mua tại vùng 302 – 303 đợi sang tuần chốt lời.

 

  • Dự đoán dầu đậu tháng 5: Giaodich24 cho rằng giá sẽ giao dịch đi ngang trong vùng giá 28.8 – 30 cho đến hết tuần này.

Ngô đóng cửa giảm điểm nhẹ trong ngày hôm qua, kết thúc chuỗi 3 phiên tăng mạnh liên tiếp từ đầu tuần. Việc đồng Real Brazil trượt giá không chỉ tạo ra lực bán đối với đậu tương, mà cũng khiến nông dân Brazil đẩy mạnh bán ngô trong giai đoạn này. Tuy nhiên, Giaodich24 cho rằng lý do chủ yếu khiến ngô giảm điểm là tâm lý chốt lời của giới đầu cơ ngắn hạn sau chuỗi tăng khá mạnh trước đó.

Trong báo cáo Export Sales tối qua của USDA, bán hàng ngô giảm 11% so với tuần trước và giảm 29% so với trung bình 4 tuần qua, rõ ràng là số liệu gây thất vọng. Giao hàng tuy tăng lên mức cao nhất từ đầu niên vụ, nhưng nhìn chung, Giaodich24 vẫn đánh giá đây là báo cáo “bearish” đối với ngô. Tính từ đầu niên vụ 2019/20 tới nay, bán hàng ngô Mỹ đang chậm hơn tới 13.9 triệu tấn và giao hàng chậm hơn 11.8 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, USDA đang dự đoán xuất khẩu ngô Mỹ cả niên vụ 19/20 sẽ giảm 8.6 triệu tấn so với niên vụ trước. Có thể thấy rõ rằng tiến độ xuất khẩu ngô Mỹ đang gây ra nhiều thất vọng và sẽ rất khó để có thể đạt mức dự báo hiện nay của USDA. Sẽ không có gì bất ngờ nếu USDA giảm xuất khẩu trong các báo cáo sắp tới. Nhưng phần tăng lên của nhu cầu sử dụng ngô cho ethanol có thể sẽ bù lại, và khiến tồn kho cuối vụ Mỹ không tăng lên nhiều, giống như dự đoán mới nhất của Reuters về báo cáo WASDE tuần tới.

Báo cáo mùa vụ Argentina hàng tuần cho thấy thời tiết hạn hán đã bắt đầu cụ thể hóa các thiệt hại thành các con số. Chất lượng ngô giảm 9% so với tuần trước và chỉ còn 50% tốt – tuyệt vời. Với diễn biến thời tiết xấu sẽ còn tiếp tục trong ít nhất 5 – 7 ngày tới, sản lượng ngô Argentina có thể sớm bị giảm dự báo.

  • Dự đoán ngô tháng 5: Giá có thể sẽ ít thay đổi trong ngày hôm nay. Nhiều khả năng ngô sẽ duy trì được ổn định vùng giá 380 cho đến hết tuần. Mức hỗ trợ tốt để mua lên là 376 (có thể tất toán một phần hoặc toàn bộ trạng thái nếu giá đạt 384)

 

Lúa mỳ đóng cửa không thay đổi trong ngày hôm qua và đang giảm nhẹ trong phiên sáng nay. Giá lúa mỳ trên sàn Chicago đang ở dưới mức 520, tạo ra các tín hiệu “bearish” về mặt kỹ thuật. Về mặt cơ bản, lúa mỳ chỉ đang chịu tác động “bearish” từ các dự đoán sản lượng lúa mỳ Úc sẽ hồi phục mạnh trong năm 2020. Ngoài ra, các thông tin về virus Covid-19 có chiều hướng xấu đi ở châu Âu và Mỹ cũng đang gây ra nhiều lo lắng đối với thị trường.

Trong báo cáo Export Sales tối qua, bán hàng và giao hàng lúa mỳ đều tăng so với tuần trước và trung bình 4 tuần qua. Tính từ đầu niên vụ 2019/20 tới nay, bán hàng lúa mỳ đang nhanh hơn 600,000 tấn và giao hàng đang nhanh hơn 2 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, USDA đang dự đoán xuất khẩu lúa mỳ Mỹ cả niên vụ 2019/20 sẽ tăng 1.8 triệu tấn so với niên vụ trước. Vì thế, bán hàng lúa mỳ sẽ cần phải cải thiện rất nhiều trong 3 tháng cuối cùng của niên vụ, để đạt được kế hoạch xuất khẩu hiện nay của USDA.

 

Trong dự đoán của Reuters trước báo cáo WASDE tháng 3, tồn kho lúa mỳ Mỹ có thể sẽ được tăng nhẹ, có khả năng là do xuất khẩu bị giảm nhẹ. Tồn kho lúa mỳ thế giới 19/20 cũng dự báo sẽ tăng nhẹ trong báo cáo tháng 3 này.

  • Dự đoán lúa mỳ tháng 5: Giá có thể sẽ ít thay đổi trong ngày hôm nay, nhưng nhìn chung đang ở trạng thái “bearish” trong ngắn hạn. Tuy nhiên giá đang phản ứng rất tích tực tại vùng hỗ trợ 516 – 517.5. Giaodich24 giữ quan điểm cho rằng giá Lúa mỳ sẽ tăng trở lại vùng 525 – 530 trong tuần này.

 

Giaodich24