Hàng hóa phái sinh ra đời trước được thiết kế dưới dạng hợp đồng tài chính.
- Hàng hóa phái sinh ra đời nhằm mục đích giúp các nhà đầu tư tìm kiếm lới nhuận từ sự chênh lệch giá hàng hóa
- Hàng hóa phái sinh giúp người nông dận chủ động được giá bán sản phẩm với giá cao và định được mức lợi nhuận sẽ có được trong tương lai.
- Với giao dịch bán trước sản phẩm mình sản xuất với thời hạn giao hàng là một thời điểm định trước trong tương lại” ví dụ: 6 tháng hay 1 năm sau”.
- Nếu giá biến động đi xuống thì người nông dân vân giữ được mức lợi nhuận định trước và yên tâm sản xuất sản phẩm để đem lại năng suất cao mà không phải bận tâm về được mùa mất giá và được giá mất mùa.
- Hàng hóa phái sinh cũng là công cụ giúp cho các doanh nghiệp mua bán hàng hóa có thể cân bằng đối ứng trạng thái mua một số lượng lớn hàng hóa bằng 1 lệnh bán tương ứng lại để yên tâm mua bán trao đổi hàng hóa mà không bị ảnh hưởng bởi giá cả thị trương lên xuống nhằm giảm tránh rủi ro.
Mặc dù sự phát triển mạnh mẽ vượt bậc của hàng hóa phái sinh chỉ thực sự diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 20, song công cụ tài chính này đã xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử loài người. Dù rằng những dạng thức tồn tại đầu tiên của nó là khá thô sơ.
- Người ta đã tìm thấy dấu vết của những giao dịch mang dáng dấp của hợp đồng kỳ hạn từ thời Hy Lạp cổ đại, rồi sau đó ở thời kỳ Trung cổ tại Châu Âu.
- Đến những năm 1690, thị trường gạo Dojima ra đời ở Nhật Bản, đánh dấu sự hình thành thị trường hợp đồng hàng hóa tương lai đầu tiên trên thế giới.
- Ban đầu thị trương này sinh ra giúp cho người nông dân nhật định được mức giá bán của sản phẩm gạo của mình trong tương lai để tập trung vào sản xuất cho tốt ko chịu rủi ro về biến động giá.
- Từ những công cụ đơn giản được tạo ra ngay ở thời kỳ đầu mới xuất hiện thị trường, hàng hóa phái sinh dần trở nên đa dạng hơn, mang những đặc điểm ngày càng phức tạp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người sử dụng.
Ngày nay, người ta có thể lựa chọn công cụ thích hợp nhất với mình từ rất nhiều loại hàng hóa phái sinh khác nhau, bao gồm từ
- Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts): hợp động kết thúc trong 1 thời hạn định trước trong tương lai ở cà phê là các kỳ hạn tháng 3 ,5, 7, 9,11,1
- Hợp đồng tương lai (futures): hợp đồng định trước mua bán sẽ giao dịch trong 1 điểm nào đó trong tương lai.
- Hợp đồng quyền chọn (options): là hợp đồng giúp người mua bán có quyền chọn mua trước bán sau hay bán trước mua sau tùy theo nhu cầu nhận định của nhà đầu tư.
Và thị trương hàng hóa phái sinh dần dần phát triển ra khá đa dạng công cụ trợ giúp cho nhà đầu tư nông dân và doanh nghiệp có 1 công cụ hiểu quả để bảo vệ rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận cho mình.
Tránh rủi ro băng việc sử dụng hàng hóa phái sinh
Thời gian qua, nhiều DN và hộ kinh doanh cà phê tại Việt Nam đã có giao dịch cà phê phái sinh khá sôi động thông qua các NHTM hoặc với các công ty xuất khẩu, các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Ngoài ra, các DN FDI tại Việt Nam còn có các giao dịch cà phê phái sinh trực tiếp với sở giao dịch (SGD) liên lục địa ICE hoặc thông qua các thương nhân quốc tế mà không thông qua hệ thống NHTM Việt Nam.
Ông Trần Khải Nam Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP 123 Global cho hay, hoạt động này đã giải quyết được vấn đề “liên thông” giữa giao dịch cà phê phái sinh trong nước với các SGD nước ngoài. Tuy nhiên, sự phổ biến bị hạn chế bởi quy định về “giao dịch gốc” khi mở tài khoản giao dịch. Mặt khác, hoạt động này chưa được thống kê, báo cáo công khai dù đã được triển khai hơn 10 năm nay. Và đặc biệt là hoạt động này không thể giải quyết được việc giao nhận cà phê vật chất vì tất cả các hợp đồng phải đóng vị thế (lệnh mua hoặc bán) trước ngày thông báo đầu tiên của ICE.
Trong khi đó, kinh nghiệm từ nhiều quốc gia phát triển cho thấy, SGD là một kênh giao dịch an toàn, minh bạch, bảo đảm quyền lợi của cả Nhà nước, người bán và người mua, mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế, đặc biệt là thị trường nông sản.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, một số SGD sau khi được cấp phép đều thất bại sau khi đi vào hoạt động. Điển hình như SGD hàng hóa Việt Nam (VNX) là SGD đầu tiên được Bộ Công Thương cấp giấy phép thành lập vào tháng 9/2010. Sau 7 năm được cấp phép, VNX vẫn loay hoay trong quá trình đi vào hoạt động dù đã đầu tư khá lớn và hợp tác với nhiều đối tác trong, ngoài nước. Tương tự, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) đã được đầu tư lớn về cơ sở vật chất và nhân sự khá bài bản, nhưng cũng hoạt động không hiệu quả trong nhiều năm. Tháng 3/2015, BCEC chuyển đổi thành Công ty CP SGD cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột (BCCE) theo hình thức góp vốn cổ phần giữa UBND tỉnh Đắk Lắk và các nhà đầu tư tư nhân. Nhưng sau hơn 2 năm, nhà đầu tư mới đã không có vốn đầu tư như cam kết và không đưa ra được chương trình để đưa sàn vào hoạt động.
Theo ông Trung, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của các SGD là do hiện nay, Việt Nam mới chỉ có Nghị định 158/2006/NĐ-CP được ban hành năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua SGD. Theo đó, điểm bất cập lớn nhất của Nghị định này là các SGD chỉ mang tính chất nội địa, không thể liên thông với các SGD nước ngoài, các giao dịch được niêm yết theo giá nội địa thay vì ngoại tệ và không liên thông với ICE nên sẽ dẫn đến việc mất tính thanh khoản và hạn chế đặc tính bảo hiểm rủi ro biến động giá của các hợp đồng phái sinh tại SGD ở Việt Nam.
Nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng, nhà đầu tư tài chính là lực lượng cần thiết để giúp thị trường có tính thanh khoản cao. Trong khi đó, Nghị định 158 hạn chế tối đa việc đầu cơ phải có “giao dịch gốc” khi mở tài khoản giao dịch tại SGD. Quy định phải có “giao dịch gốc” đã chặn gần như toàn bộ các nhà đầu tư không mua đi bán lại được. Mặt khác, điều này lại hạn chế cả những thương nhân sử dụng SGD để tìm kiếm hợp đồng, làm mất đi một chức năng quan trọng của SGD.
Các chuyên gia cho rằng, để thành lập được một SGD hoạt động hiệu quả, các cơ quan lập pháp cần bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành cho phù hợp. Theo đó, SGD cà phê phải có hoạt động liên thông với các SGD hàng hóa nước ngoài (cụ thể là ICE) và phải có sự tham gia của hệ thống các NHTM và các thành phần khác trong chuỗi giá trị cà phê, thậm chí có thể có các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó, để thu hút các DN, hộ sản xuất kinh doanh cà phê và nhà đầu tư tài chính tham gia, SGD cà phê phải có mô hình hoạt động hiệu quả, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, không giới hạn về khoảng cách địa lý và thể hiện được tính ưu việt vượt trội so với hình thức giao dịch truyền thống.
Liên hệ ngay Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ HT Việt Nam để được tư vấn chi tiết nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- P402A Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Q.Đống Đa TP.Hà Nội
- 385C Nguyễn Trãi, Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM
- Hotline: (024)5678.3939
- Email : info@giaodich24.com
- Web : www.giaodich24.com