Giá dầu giảm vào thứ sáu (13/8), khi các nhà giao dịch lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu mỏ trước sự gia tăng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu.
Dầu thô Brent giảm 72 cent, tương đương 1%, ở mức 70,59 USD/thùng. Dầu thô Mỹ (WTI) giảm 65 US cent ở mức 68,44 USD.
Trong tuần, giá dầu Brent giảm chưa đến 1% sau khi giảm 6% vào tuần trước- tuần giảm mạnh nhất của dầu Brent trong bốn tháng. Tuần trước, WTI đã giảm gần 7%- mức giảm hàng tuần lớn nhất trong chín tháng.
Sự gia tăng nhu cầu đối với dầu thô đã dừng lại vào tháng 7 và dự kiến sẽ tăng với tốc độ chậm hơn trong phần còn lại của năm 2021, do sự gia tăng các ca nhiễm biến thể Delta của virus corona, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết vào thứ năm.
IEA cho biết: Tăng trưởng trong nửa cuối năm 2021 đã giảm mạnh hơn do áp dụng các biện pháp hạn chế mới ở một số quốc gia tiêu thụ dầu lớn, đặc biệt là ở châu Á, làm giảm lưu lượng giao thông và nhu cầu dầu.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ giảm 160.000 thùng/ngày vào năm 2021 xuống 11,12 triệu thùng/ngày, mức giảm nhỏ hơn so với dự báo trước đó về mức giảm 210.000 thùng/ngày.
Ngược lại, OPEC hôm thứ Năm đưa ra dự báo về nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu sẽ phục hồi trong năm nay và tăng trưởng hơn nữa vào năm 2022, bất chấp lo ngại gia tăng về số ca nhiễm COVID-19 tăng.
Trong báo cáo hàng tháng của mình, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng nâng nguồn cung dầu trong năm tới từ các nhà sản xuất khác, bao gồm cả nguồn cung từ dầu đá phiến của Mỹ, điều này có thể gây khó khăn cho các nỗ lực của nhóm và các đồng minh, được gọi là OPEC +, để đạt được cân bằng trên thị trường.
Các ngân hàng lớn Goldman Sachs và JPM Commodities Research không mấy lạc quan về dầu do tỷ lệ nhiễm Covid-19 gia tăng.
Goldman Sachs cắt giảm ước tính thâm hụt dầu toàn cầu xuống 1 triệu thùng/ngày, từ 2,3 triệu thùng/ngày trong ngắn hạn, với lý do nhu cầu dự kiến sẽ giảm trong tháng Tám và tháng Chín. Tuy nhiên, Goldman Sachs hy vọng nhu cầu dầu mỏ sẽ tiếp tục phục hồi khi tỷ lệ người được tiêm chủng tăng.
Trong khi đó, JPM cho biết họ nhận thấy "sự phục hồi nhu cầu dầu toàn cầu bị đình trệ trong tháng này," gần như tương đương mức trung bình 98 triệu thùng/ngày trong tháng Bảy.
Ngược lại, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) hôm thứ Năm vẫn giữ nguyên dự báo về nhu cầu dầu toàn cầu phục hồi trong năm nay và tăng trưởng hơn nữa vào năm 2022, bất chấp lo ngại gia tăng về sự gia tăng của COVID-19.
Một yếu tố khác tạo thêm sức ép giảm cho giá dầu phiên cuối tuần là công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cùng ngày cho biết, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ đã tăng 10 giàn, lên 397 giàn.
Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2020, đưa tổng số giàn khoan dầu đang hoạt động tại nước này lên cao gấp đôi so với mức thấp kỷ lục khi nhận vào cùng kỳ năm 2020.

Nguồn: VITIC/Reuters