CBOT: Lúa mỳ tăng mạnh do đồng Dollar suy yếu. Các mặt hàng khác ít biến động

Sàn CBOT giao dịch tương đối ảm đạm trong phiên giao dịch cuối tuần, khi thị trường tỏ ra thận trọng trước các diễn biến mới trong căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, nên không dám mạo hiểm mở các trạng thái lớn trước kỳ nghỉ cuối tuần. Riêng lúa mỳ là mặt hàng có biến động mạnh nhưng vẫn ở trong khoảng giao dịch 500 – 550 nên không có gì đặc biệt.

Trong chiều qua, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ đóng cửa Tổng lãnh sự quán tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên nhằm đáp trả việc đóng cửa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, Texas. Điều này khiến giá đậu tương và khô đậu tương trên sàn Đại Liên tăng vọt do lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung nội địa. Nhưng đối với các mặt hàng trên sàn CBOT của Mỹ, căng thẳng Mỹ – Trung rõ ràng sẽ là thông tin có tác động “bearish” nhiều hơn.

Sáng nay theo giờ Việt Nam, đặc vụ Mỹ đã tiến vào Tổng lãnh sự Trung Quốc ở Texas, nhưng có vẻ không có gì căng thẳng hơn khi đây chỉ là thủ tục tuân theo các tuyên bố đã đưa ra trước đó. Vấn đè Mỹ – Trung sẽ cực kỳ khó đoán trong tuần sau, nhất là đối với một vụ Tổng thống như Donald Trump. Vì thế, sẽ không có nhiều nguồn tin đáng tin cậy, ngoài phát ngôn của nhà Trắng hay các dòng Tweet của Tổng thống Mỹ. Bất kỳ căng thẳng nào leo thang cũng có thể khiến giá nông sản giảm trở lại.

Đậu tương đóng cửa giảm nhẹ trong phiên cuối tuần khi gặp phải kháng cự mạnh ở vùng giá tâm lý 900 rất quan trọng. Nhưng đóng cửa cả tuần, đậu tương vẫn có mức tăng nhẹ gần 0.5%. Giá chỉ giao dịch với khoảng 16 cents trong tuần qua và không có biến động quá lớn. Các hợp đồng mua hàng liên tục của Trung Quốc, kết hợp với hạn hán tại Mỹ là các thông tin “bullish” hỗ trợ giá. Nhưng ở chiều ngược lại, lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, cùng với số liệu tồn kho dự kiến sẽ ở mức rất cao trong niên vụ 2020/21, vẫn là các yếu tố “bearish” đối trọng lại và khiến đậu tương không thể đóng cửa trên mức 900 khi đóng cửa tuần. Với diễn biến này, các tín hiệu “bullish” và mua vào theo phân tích kĩ thuật chưa xuất hiện, và có thể sẽ tạo sức ép lên giá nhiều hơn sau khi mở cửa đầu tuần tới.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595658022-8702.png

Khô đậu tương và dầu đậu tương cùng tăng nhẹ với các mức tăng không đáng kể trong phiên cuối tuần. Tính chung cả tuần, khô đậu tương có mức tăng khá tốt, hơn 1.5%, trong khi dầu đậu tương đóng cửa giảm 0.5%. Kháng cự kỹ thuật ở mức giá 31.00 đã chặn được đà tăng trước đó của dầu đậu tương và khiến giá yếu đi, hỗ trợ giá khô đậu tương trong tuần trước. Bên cạnh đó, lực pricing hàng thật đối với khô đậu tương khi ở sát vùng đáy 290 cũng tạo ra nhiều lực mua hơn trên thị trường CBOT và hỗ trợ giá khô đậu tương đi lên. Giá giằng co ở vùng tâm lý 300 trong phiên tối qua nhưng không vượt được mức này, cho thấy mô hình kĩ thuật vẫn chưa mạnh lên rõ ràng và sẽ không có gì bất ngờ nếu khô đậu tương tiếp tục giữ khoảng giá 290 – 300 trong 2 – 3 phiên đầu tuần sau.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595658022-9781.png

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595658023-0645.png

Ngô đóng cửa hầu như không đổi trong phiên hôm qua với khoảng giao dịch rất hẹp. Đóng cửa cả tuần, ngô giảm 1.5% nhưng mức 4.75 cents có thể coi là mức giảm nhẹ. Giá basis của ngô Brazil cho hàng giao tháng 9 đã tăng vọt trong ngày hôm qua, lên mức 110 cents cao hơn giá CBOT tháng 9. Vấn đề hiện nay là nông dân Brazil đang không muốn bán hàng ngô giao ngay bởi nông dân Brazil đang không gặp phải các vấn đề về tài chính và họ đang muốn nắm giữ ngô để chờ đợi các giá bán tốt hơn. Điều này dẫn đến sự khan hiếm nguồn cung trên thị trường nội địa và đẩy giá basis lên cao hơn. Giá ngô nội địa tại Brazil ổn định trong suốt tháng 7, chỉ giảm nhẹ từ 49.51 Real/bao 60kg, xuống còn 48.83 Real/bao. Nhưng biến động của tỉ giá USD/BRL là nguyên nhân hỗ trợ giá FOB xuất khẩu khi được niêm yết theo đồng Dollar Mỹ. Theo dữ liệu từ hãng tàu Williams, từ giờ đến cuối tháng 8 đã có 6.5 triệu tấn ngô sẽ có kế hoạch lên tàu xuất khẩu.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595658023-057.png

Lúa mỳ đóng cửa tăng nhẹ mạnh gần 2% trong phiên cuối tuần, và chốt tuần với mức tăng gần 1%. Trong số các mặt hàng đang giao dịch trên sàn CBOT trong thời gian gần đây, lúa mỳ là mặt hàng có biên độ dao động trong ngày lớn nhất. Nhưng phiên hôm qua cũng không ảnh hưởng lớn tới xu hướng chung, bởi giá hợp đồng lúa mỳ tháng 9 vẫn ở trong khoảng giao dịch lớn 500 – 550. Giá có ở sát 550 nhưng không vượt được 550 thì cũng không tạo ra các tín hiệu mua kĩ thuật rõ ràng. Báo cáo tại Mỹ cho thấy thu hoạch lúa mỳ Hard Red Winter và Soft Red Winter năm nay có hàm lượng protein tương đương năm ngoái, không có thay đổi quá nhiều. Bên cạnh các thông tin trên, việc đồng Dollar Mỹ yếu đi là thông tin hỗ trợ giá lúa mỳ mạnh hơn so với các mặt hàng khác. Bởi các đối thủ cạnh tranh trực tiếp về xuất khẩu lúa mỳ với Mỹ như EU, Canada hay Úc đều có đồng tiền nằm trong giỏ tiền tệ chính nên diễn biến của Dollar thường có tác động mạnh tới giá lúa mỳ.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595658022-9158.png

Giaodich24