Ngô giảm khá mạnh, lúa mỳ hồi phục trở lại từ vùng hỗ trợ 480

Trong phiên giao dịch đầu tuần trên sàn CBOT, giá ngô và lúa mỳ có biến động nhiều hơn so với đậu tương và các mặt hàng liên quan. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình khi thị trường đang chuyển dần các trạng thái của hợp đồng tháng 7 sang hợp đồng tháng 9 trước ngày First Notice Day.

Trong ngày hôm qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã hoãn trừng phạt các quan chức Trung Quốc liên quan đến các vấn đề ở Tân Cương vì sợ ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra với Trung Quốc. Đây có thể coi là thông tin tốt hơn về thương mại Mỹ – Trung, tạo nên kỳ vọng Trung Quốc sẽ mua nhiều nông sản của Mỹ hơn trong thời gian tới.

Đậu tương đóng cửa hầu như không thay đổi trong ngày hôm qua với khoảng giao dịch chưa đến 10 cents. Giá ban đầu tăng dựa vào tin tốt từ Mỹ và Trung Quốc, nhưng sau đó tin tức nhập khẩu đậu tương Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại đã khiến thị trường không thể duy trì đà tăng vào cuối phiên. Báo cáo Export Inspections với số liệu giao hàng giảm mạnh so với tuần trước và năm ngoái, cùng là thông tin “bearish” khiến giá giảm lại trước khi đóng cửa.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/pp-1592856610-5715.png

Khô đậu tương hầu như không thay đổi trong ngày hôm qua, trong khi giá dầu đậu tương đóng cửa giảm khá mạnh. Thị trường khô đậu tương đang ở vùng đáy nên chắc chắn sẽ có nhiều lực mua hàng thật và hoàn toàn có thể đẩy được giá lên trên vùng 300 trong thời gian tới. Tại thị trường Việt Nam, các buyers đang ở tình thế khó mua hàng bởi giá basis rất cao, nên lượng pricing hàng thật chưa nhiều. Giai đoạn này sẽ là giai đoạn mang đến lợi thế rất lớn cho các công ty biết cách sử dụng tài khoản futures để mua CBOT trước và đợi giá basis giảm và mua sau.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/pp-1592856610-716.png

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/pp-1592856610-5282.png

Ngô đóng cửa giảm khá mạnh trong ngày hôm qua, khi những cơn mưa ở Midwest tạm thời làm giảm các lo ngại về mùa vụ. Tuy nhiên, theo đánh giá về thời tiết của G.O Commodities, hạn hán vẫn đang rất nghiêm trọng ở các bang phía tây Midwest, gồn North Dakota và Kansas. Hạn hán ảnh hưởng tới cả Minnesota và South Dakota, nên chất lượng mùa vụ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nhiều trong thời gian tới. Vì thế, ngô có thể giảm trong ngắn hạn, nhưng xu hướng trong 1 – 2 tuần tới sẽ vẫn thiên về tăng điểm.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/pp-1592856610-694.png

Lúa mỳ tăng hồi phục trở lại từ vùng giá 480, không phải là điều bất ngờ bởi đây là mức hỗ trợ rất quan trọng của lúa mỳ trong trung – dài hạn. Tâm lý mua của giới phân tích kĩ thuật đã mạnh hơn các dự báo tăng sản lượng lúa mỳ Nga của IKAR và Agritel trong ngày hôm qua. Các thông tin tăng sản lượng của Nga và Nga không áp hạn ngạch xuất khẩu là nguyên nhân chính của sóng giảm mạnh vừa qua và hầu như đã phản ánh đầy đủ vào giá, nên giá sẽ không bị giảm thêm dựa vào các dự đoán mới này. Nhìn chung, khi đã bật lên từ hỗ trợ 480, lúa mỳ sẽ giao dịch với khoảng 480 – 495 trong ngắn hạn, nhưng sẽ khó tăng vượt 495 khi các thông tin cơ bản đang khá áp đảo cho bên bán trong khoảng thời gian này. Giá sẽ chỉ có thể tăng mạnh lên trên 500 hoặc 510, nếu chất lượng lúa mỳ vụ đông và vụ xuân của Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề hơn từ thời tiết hạn hán nghiêm trọng ở Kansas và North Dakota.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/pp-1592856610-8178.png

 Giaodich24