CBOT: Tâm lý chốt lời trước nghỉ lễ khiến thị trường đảo chiều giảm

Giá các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên sàn CBOT đống loạt giảm trong ngày hôm qua, do tâm lý chốt lời sau chuỗi 3 phiên tăng liên tiếp từ đầu tuần này. Thị trường sẽ bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh của Mỹ trong ngày hôm nay và sẽ mở cửa bình thường trở lại vào phiên sáng thứ hai tuần sau, lúc 7:00. Phiên giao dịch hôm qua đóng cửa sớm hơn bình thường nên khối lượng giao dịch cũng ở mức thấp và diễn biến giao dịch không có đột biến.

Đậu tương đóng cửa giảm nhẹ trong ngày hôm qua, dù Trung Quốc mua thêm 126,000 tấn đậu tương Mỹ trong báo cáo Daily Export Sales. Tuy nhiên, giá không đủ sức vượt qua kháng cự kỹ thuật ở vùng 900 nên đã bị đẩy xuống nhanh chóng sau đó. Việc đóng cửa ở dưới mức 900 quan trọng này sẽ khiến đậu tương không có được các tín hiệu mua vào theo phân tích kĩ thuật vào đầu tuần sau và nhìn chung sẽ vẫn rất nhạy cảm trong tuần tới. Việc tăng hay giảm từ mức 900 có thể quyết định xu hướng của thị trường trong ít nhất 1 – 2 tuần tiếp theo.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1593733704-3998.png

Khô đậu tương đóng cửa tăng nhẹ đối với các hợp đồng tháng gần và giảm nhẹ đối với các tháng xa hơn. Trong khi đó, giá dầu đậu tương đóng cửa giảm gần 1% và giá vẫn không thể vượt qua kháng cự 29.5 trên biểu đồ tháng 12. Mức độ mạnh yếu của khô đậu tương và dầu đậu tương sẽ vẫn trái ngược nhau nếu đậu tương không có biến động mạnh.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1593733704-2531.png

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1593733704-5217.png

Ngô đóng cửa giảm mạnh 2% trong ngày hôm qua, sau chuỗi 3 phiên tăng mạnh liên tiếp trước đó. Trong báo cáo Daily Export Sales tối qua, USDA thông báo hợp đồng bán 202,000 tấn ngô cho Trung Quốc, về lý thuyết sẽ là thông tin “bullish” đối với thị trường. Tuy nhiên, tâm lý chốt lời của giới đầu cơ quá mạnh đã khiến ngô giảm trở lại. Trên biểu đồ ngô tháng 9, vùng kháng cự tâm lý ở mức 350 đã xuất hiện rất nhiều lệnh bán và việc giá bị đẩy sâu xuống từ mức này sẽ khiến các tín hiệu “bullish” kĩ thuật tạm thời yếu đi và không còn tín hiệu mua vào trong đầu tuần sau nữa.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1593733704-3023.png

Lúa mỳ đóng cửa giảm theo giá ngô, là điều tất yếu bởi các báo cáo ngày 30/06 không phải là các số liệu “bullish” mạnh đối với lúa mỳ. Giá tăng trong vài ngày qua chủ yếu dựa vào việc USDA giảm mạnh chất lượng lúa mỳ vụ xuân đi 12% trong báo cáo Crop Progress 2 tuần gần nhất. Thông tin Nga không áp hạn ngạch xuất khẩu trong nửa đầu niên vụ 2020/21 và chính phủ Ukraina chưa có ý định áp hạn ngạch xuất khẩu lúa mỳ, rõ ràng là thông tin gây sức ép lên xuất khẩu lúa mỳ Mỹ và sẽ là thông tin “bearish” trong ngắn hạn. Chính thông tin này khiến lúa mỳ khó có thể vượt xa vùng kháng cự tâm lý 500 theo các dự đoán trước đó của Giaodich24.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1593733704-5321.png

Giaodich24