Đậu tương đóng cửa giảm nhẹ đối với hợp đồng tháng 5, nhưng tăng đối với tất cả các tháng còn lại. Khô đậu và dầu đậu nành tiếp tục trái chiều trong ngày hôm qua, khi một mặt hàng tăng nhẹ, còn một mặt hàng giảm nhẹ theo xu hướng chung của thị trường dầu thực vật. Nhìn chung, thị trường đang ở giai đoạn bình lặng trở lại sau quãng thời gian biến động rất mạnh từ đầu tháng 3 tới nay. Mở cửa sáng nay không có nhiều điều đặc biệt, ngoại trừ việc khô đậu có gapup.

Báo cáo Export Sales của USDA tối qua có các số liệu “bullish” đối vối giá CBOT khi bán hàng đậu tương tăng 43% so với tuần trước và bán hàng khô đậu cũng tăng 94%. Trong đó, Trung Quốc đã mua 199,300 tấn đậu tương 2019/20, không phải con số lớn, nhưng ít ra cũng cho thấy Trung Quốc bắt đầu mua đậu tương Mỹ trở lại. Trong bối cảnh logistics dang gặp vấn đề tại Brazil và Argentina, các hãng tin lớn đều cho rằng Trung Quốc sẽ buộc phải tìm đến đậu tương Mỹ để đảm bảo nguồn cung trong ngắn hạn trong thời gian tới. Tính từ đầu niên vụ 2019/20 tới nay, bán hàng đậu tương đang chậm hơn 5.7 triệu tấn và giao hàng nhanh hơn 2.1 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, USDA dự đoán xuất khẩu đậu tương cả niên vụ 2019/20 sẽ tăng 2.1 triệu tấn so với niên vụ trước. Qua đó có thể thấy bán hàng đậu tương cần phải cải thiện rất nhiều để có thể đạt được kỳ vọng xuất khẩu mà USDA đang đề ra.

Tại Argentina, công đoàn đại diện cho các nhân viên kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi lên tàu - URGARA tiếp tục yêu cầu chính phủ dừng xuất khẩu để đảm bảo an toàn trong đại dịch Covid-19. Nếu Argentina dừng xuất khẩu hoặc có bất kỳ một cuộc đình công nào, giá đậu tương, khô đậu và dầu đậu nành đều có thể sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Về mùa vụ, Buenos Aires Exchange tiếp tục giảm chất lượng đậu tương Argentina xuống chỉ còn 34% tốt – tuyệt vời, là thông tin rất không tốt đối với nông dân nước này. Buenos Aires Exchange cảnh báo sẽ giảm sản lượng đậu tương Argentina trong thời gian tới, và sẽ không có gì bất ngờ nếu các hãng tin khác cũng đồng loạt giảm dự báo xuống dưới 50 triệu tấn, so với mức 52 – 54 triệu tấn hiện nay.

 Dự đoán đậu tương tháng 5: Giá có thể sẽ tăng điểm 5 – 8 cents trong phiên cuối tuần này, dựa vào lo ngại về nguồn cung tại Argentina.

 Dự đoán khô đậu tháng 5: Giá có thể sẽ tăng mạnh hơn trong ngày hôm nay.

 Dự đoán dầu đậu tháng 5:

II. Ngô

Ngô đóng cửa tăng nhẹ trong ngày hôm qua, nhưng lực mua áp đảo trong phiên tối. Đến sáng nay, giá lại quay đầu giảm cho thấy xu hướng của ngô không vững chắc và chỉ đang giằng co với các khoảng hẹp trong ngắn hạn. Diễn biến này có thể sẽ kéo dài ít nhất đến trước các báo cáo ngày 31/03 của USDA.

Báo cáo Export Sales tối qua của USDA rõ ràng là thông tin “bullish” và là nguyên nhân chính khiến giá tăng điểm. Số liệu bán hàng đạt 1.81 triệu tấn, ở mức cao nhất từ trước tới nay, tăng gấp đôi so với tuần trước. Trong đó đáng chú ý là việc Trung Quốc mua tới 756,000 tấn ngô 2019/20, cao hơn khá nhiều so với các đồn đoán trước đó. Hợp đồng mua này cho thấy Trung Quốc vẫn cần mua ngô, và các vấn đề liên quan tới logistics và hạn chế xuất khẩu ở biển Đen có thể sẽ khiến Trung Quốc phải tìm đến ngô Mỹ trong giai đoạn này.

Tính từ đầu niên vụ 2019/20 tới nay, bán hàng ngô Mỹ đang chậm hơn 11.8 triệu tấn và giao hàng chậm hơn 11.7 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, USDA dự đoán xuất khẩu ngô cả niên vụ 2019/20 sẽ chỉ chậm hơn 8.6 triệu tấn so với niên vụ trước. Vì thế, xuất khẩu ngô Mỹ sẽ cần phải thiện rất nhiều, nếu không USDA sẽ buộc phải giảm xuất khẩu – tăng tồn kho trong thời gian tới.

Tại Argentina, các thông tin về logistics tạm thời chưa có nhiều tác động tới giá ngô. Tối qua, báo cáo của Buenos Aires Exchange cho thấy chất lượng ngô đang rất thấp, tiến độ thu hoạch cũng bị chậm lại do ảnh hưởng của lệnh hạn chế đi lại tại một số bang. Có rất nhiều vấn đề đang tồn tại ở Argentina, và đầu là thông tin “bullish” hỗ trợ giá tăng điểm.

 Dự đoán ngô tháng 5: Giá có thể sẽ giằng co trong khoảng hẹp và ít biến động trong ngày hôm nay. Mức thay đổi sẽ nhỏ hơn 2 cents.

III. Lúa Mỳ

Lúa mỳ đóng cửa giảm điểm trong ngày hôm qua và không thay đổi trong phiên sáng nay. Giá gặp kháng cự kỹ thuật ở 580, có thể là điểm chốt lời kỳ vọng của những buyers phân tích kĩ thuật, khiến đà tăng chững lại do tâm lý chốt lời của giới đầu cơ, nhưng cũng không thể tạo ra tín hiệu đảo chiều xu hướng.

Báo cáo Export Sales tối qua của USDA đáng chú ý khi Trung Quốc mua 200,000 tấn lúa mỳ Mỹ 2019/20 và 285,000 tấn của niên vụ 2020/21. Số liệu bán hàng lúa mỳ vụ này đạt 740,000 tấn, tăng 2 lần so với tuần trước. Tính từ đầu niên vụ tới nay, bán hàng lúa mỳ Mỹ đang nhanh hơn 1.1 triệu tấn và giao hàng nhanh hơn 1.7 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, USDA đang dự đoán xuất khẩu lúa mỳ Mỹ cả niên vụ 2019/20 sẽ tăng 1.8 triệu tấn so với niên vụ trước. Vì thế, có thể thấy xuất khẩu lúa mỳ Mỹ không quá chậm, nhưng cần phải giữ tiến độ này và nhanh hơn một chút trong phần còn lại của niên vụ 2019/20, để có thể đạt được kế hoạch xuất khẩu cả năm của USDA.

 Dự đoán lúa mỳ tháng 5: Giá có thể sẽ tăng nhẹ trong ngày hôm nay. Quan điểm dài hạn Giaodich24 vẫn thiên về khả năng lúa mỳ có thể tăng lên sát kháng cự vùng 600 trong thời gian tới. Tuy nhiên diễn biến kỹ thuật trong ngắn hạn cho thấy khả năng rất cao lúa mỳ sẽ có pha điều chỉnh về tiệm cần vùng giá 550, đây là cơ hội để đi theo xu hướng với một lệnh mua ở vùng giá 555-558 mục tiêu chốt lời ngắn hạn 579.

Giaodich24