Đậu tương đóng cửa tăng điểm hồi phục trong ngày hôm qua, nhưng mức tăng chỉ bằng 30% so với phiên giảm mạnh trước đó. Giá cũng không vượt được mức giá 880 quan trọng, nên tạm thời đậu tương đang bị giảm nhẹ trong phiên sáng nay. Khô đậu và dầu đậu nành vẫn đang có những diễn biến trái chiều nhau, nên nhìn chung giá 2 mặt hàng này không có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây. Hôm qua, khô đậu tăng nhẹ còn dầu đậu nành đóng cửa giảm điểm. Còn đến sáng nay, khô đậu giảm điểm và dầu đậu nành tăng trở lại. Thông tin Thủ tướng Malaysia từ chức có thể sẽ là thông tin tác động “bearish” đối với giá dầu cọ trong thời gian tới, khi căng thẳng Malaysia - Ấn Độ sẽ tháo được nút thắt và Ấn Độ hoàn toàn có thể cho phép nhập khẩu trở lại các loại dầu cọ từ Malaysia.

Trong khi dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc đại lục đang có dấu hiệu được kiểm soát khi số ca nhiễm mới và tử vong do virus này giảm liên tục trong 3 ngày qua, thì dịch bệnh lại lây lan rất nhanh và phức tạp ở các quốc gia khác. Hàn Quốc ghi nhận số ca nhiễm lên gần 1,000 người, 11 người tử vong, trong khi Iran ghi nhận 18 ca tử vọng, là nước có ca tử vong vì Covid-19 lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc đại lục, thậm chí Thứ trưởng Bộ Y tế nước này cũng dương tính với Covid-19. Còn tại châu Âu, ổ dịch không chỉ dừng lại tại Italy với số người nhiễm vượt 300 người, mà còn lây lan sang các nước khác trong đó 3 nước mới ghi nhận có ca nhiễm là Croatia, Áo, Thụy Sĩ và đều là công dân Italy. Một khách lưu trú người Italy dương tính với Covid-19 cũng khiến 1,000 người bị phong tỏa trong khách sạn H10 Adeje Palace trên quần đảo Canary của Tây Ban Nha. Còn tại Mỹ, tiến sĩ Nancy Messonnier từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo Covid-19 sẽ lây lan ở nước này, kêu gọi người dân sẵn sàng đối phó. Sự lây lan nhanh chóng và khó kiểm soát của Covid-19 người lãnh thổ Trung Quốc đại lục đã khiến thị trường hàng hóa nói chung và ngũ cốc nói riêng chịu tác động “bearish” từ đầu tuần tới nay

Hôm qua, USDA cho biết Trung Quốc đang có những động thái tích cực hơn nhằm thực hiện cam kết mua 40 – 50 tỷ USD nông sản Mỹ theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Tuy nhiên, thị trường vẫn cần có những hợp đồng mua hàng cụ thể của Trung Quốc, đặc biệt là đối với đậu tương. Hiện nay, giá đậu tương của Brazil vẫn đang rẻ hơn so với đậu tương Mỹ, nên trừ khi chính phủ yêu cầu các tập đoàn nhà nước mua đậu tương Mỹ, nếu không, các buyers Trung Quốc sẽ vẫn tập trung mua hàng của Brazil trong thời gian tới.

  • Dự đoán đậu tương tháng 5: Trong bối cảnh hiện tại cộng thêm các diễn biến kỹ thuật; giaodich24 bảo lưu quan điểm cho rằng giá sẽ phục hồi trở lại vùng giá 893 – 894 và tiếp diễn xu hướng giảm về khu vực 880. Trường hợp virus lây lan shock ở các quốc gia châu Á và lan rộng sang các nước khác, thị trường có thể sẽ bị giảm sâu hơn dự đoán.

 

  • Dự đoán khô đậu tháng 5: Giá sẽ đi theo đậu tương và có mức độ mạnh – yếu trái ngược với dầu đậu nành. Tâm lý mua hàng thật có thể sẽ khiến giá khô đậu mạnh hơn trong vài phiên tới.

 

  • Dự đoán dầu đậu tháng 5:

Ngô đóng cửa tăng nhẹ trong ngày hôm qua với mức tăng không đáng kể và giao dịch diễn ra ảm đạm với khoảng rất hẹp. Đến phiên sáng nay, ngô giảm nhẹ và cũng không có gì đặc biệt. Mặc dù giá đã phá vỡ khoảng giao dịch rất cứng trước đó là 375 – 394, nhưng mức giảm chưa nhiều nên các tín hiệu “bearish” về mặt kỹ thuật cũng chưa thực sự rõ ràng. Hỗ trợ ở phía dưới là vùng 366 – 370 cũng là vùng giá hỗ trợ rất mạnh, khi kết hợp với tâm lý mua hàng thật của các buyers châu Á, hoàn toàn có thể đẩy được giá lên.

Theo thông tin từ Reuters, các buyers Hàn Quốc đã mua vào số lượng lớn ngô trong các buổi đấu giá hôm qua. Điều này cho thấy vùng giá CBOT và flat hiện tại là an toàn và các buyers Việt Nam cũng sẽ dần mua hàng cho shipments 5 – 6 – 7 ở vùng giá 200 – 202 (miền bắc) trong vài ngày tới. Sẽ có những buyers chờ đợi giá giảm sâu hơn, bởi Việt Nam luôn có tâm lý chờ đợi nhiều hơn Hàn Quốc. Nhưng nếu giá CBOT không thể giảm sâu, các buyers này nên mua vào ngay để tránh trường hợp giá tăng trong giai đoạn bắt đầu mùa vụ Mỹ 2020/21.

Trong vài ngày tới, thị trường sẽ không có thông tin cơ bản nào đặc biệt, nên chủ yếu sẽ vẫn tập trung vào các thông tin liên quan đến virus Corona.

  • Dự đoán ngô tháng 5: Giá đang ở trạng thái “bearish”. Giaodich24 cho rằng giá có thể giảm về mức 370.

Lúa mỳ đóng cửa tăng nhẹ hồi phục trong ngày hôm qua, nhưng lại quay đầu giảm nhẹ trong phiên sáng nay. Nhìn chung, tác động từ virus Corona vẫn đang khiến giá các loại ngũ cốc trên sàn CBOT ở trạng thái “bearish” trong ngắn hạn. Iran và Ý là các nước sản xuất lúa mỳ lớn; Hàn Quốc và Nhật Bản là các nước nhập khẩu lớn, nên việc giá giảm điểm cũng không có gì bất ngờ.

Tuy nhiên, Giaodich24 vẫn duy trì nhận định rằng các yếu tố cung – cầu của lúa mỳ đang thiên về xu hướng tăng điểm nhiều hơn. Trong báo cáo Crop Progress rạng sáng qua, tuy USDA tăng nhẹ chất lượng lúa mỳ vụ đông ở hầu hết các vùng sản xuất lớn tại phía nam Hoa Kỳ, nhưng chất lượng này vẫn kém hơn so với năm ngoái. Ngoài ra, chất lượng bị giảm rất mạnh ở bang Montana, là dấu hiệu cho thấy các bang ở khu vực tây bắc khác như Washington và Idaho cũng có chất lượng kém tương tự. Ngoài mùa vụ Mỹ, việc sản lượng lúa mỳ giảm mạnh ở Úc và Nga hạn chế xuất khẩu sẽ vẫn là các thông tin “bullish” trong dài hạn, hoàn toàn có thể khiến lúa mỳ tăng trở lại trên mức 555 trong thời gian tới.

Về mặt kỹ thuật, các mô hình giá trong ngắn hạn tuy “bearish”, nhưng nếu lúa mỳ vượt lên trên mức 540 – là mức giá quan trọng nhất trên biểu đồ hiện nay, lúa mỳ có thể sẽ đảo chiều và giao dịch với khoảng 540 – 555 trong thời gian tới.

  • Dự đoán lúa mỳ tháng 5: Giá đang ở trạng thái “bearish”, nhưng Giaodich24 dự đoán có thể sẽ đảo chiều tăng trở lại trong 1 – 2 phiên tới. Khi các thông tin về virus Corona không còn gây shock, lúa mỳ sẽ quay trở lại khoảng giao dịch 540 – 555.

 

Giaodich24