Đậu tương giảm điểm trong ngày hôm qua và đang tiếp tục giảm thêm trong phiên sáng nay, khiến giá trượt nhẹ xuống dưới mức tâm lý 900. Trong khi đó, khô đậu đóng cửa tăng điểm nhẹ, và vẫn đang ở trên mức hỗ trợ 300. Tại vùng giá này, khô đậu sẽ xuất hiện nhiều lực mua hơn, trong đó có cả lực mua kỹ thuật và lực mua hàng thật từ các buyers châu Á, trong đó có các buyers đến từ Việt Nam. Giaodich24.vn nhận định vùng giá 900 của đậu tương sẽ tương đương 300 của khô đậu, tăng cùng tăng và giảm cùng giảm ở vùng giá này. Đây chắc chắn sẽ là các mức giá rất nhạy cảm, nếu bị phá vỡ sẽ khiến thị trường giảm sâu; còn nếu bật tăng trở lại, sẽ giúp đậu tương và khô đậu duy trì được các khoảng giao dịch trước đó.

Thông tin “bearish” nhất trong ngắn hạn vẫn là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Có nhiều phát ngôn trái chiều từ cả 2 phía được đưa ra trong tuần này và thị trường có vẻ đang bị “rối loạn thông tin”. Nhưng kết quả mà tất cả đều thấy được, là thỏa thuận thương mại vẫn chưa được ký và chưa có kế hoạch sẽ ký ở đâu trong vòng 1 tháng tới. Ngày càng có nhiều người tin rằng phải đợi đến đầu năm 2020 thỏa thuận này sẽ được ký, nghĩa là sau ngày 15/12, thời hạn tăng thuế mà Tổng thống Donald Trump đã ấn định. Nếu Mỹ tăng thuế đối với Trung Quốc sau ngày này, không chắc rằng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung sẽ vẫn đi đúng hướng sau đó, thậm chí mọi thứ có thể đổ vỡ chỉ trong một nốt nhạc. Vì vậy, tâm lý lo ngại vẫn đang bao trùm thị trường, mà đậu tương là mặt hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ cuộc chiến thương mại kéo dài này.

Hôm qua không có những phát ngôn mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nên nhìn chung các tin tức liên quan đến thương chiến Mỹ – Trung cũng không có gì mới. Phía Trung Quốc cho biết nước này đang cố gắng đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ, và Phó thủ tướng Lưu Hạc cho biết tiến độ thực hiện vẫn đang rất tích cực. Tuy nhiên, ở mặt trận ngoại giao, sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật về Hong Kong và chỉ còn chờ Tổng thống Donald Trump ký, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc không còn là căng thẳng thương mại nữa, mà có thể trở thành căng thẳng chính trị toàn diện. Nhưng theo một số chuyên gia, kể cả trong trường hợp muốn trả đũa, Trung Quốc hiện nay cũng không còn công cụ thương mại nào đủ mạnh để có thể đấu với Mỹ, nên việc phải nhượng bộ và giành lấy thỏa thuận giai đoạn 1 đang là vấn đề sống còn đối với Trung Quốc.

Trong báo cáo Export Sales tối qua, số liệu bán hàng đậu tương tăng so với các tuần trước và giao hàng ở mức cao nhất từ đầu niên vụ. Trong đó, bán hàng cho Trung Quốc cũng ở mức chấp nhận được, trong bối cảnh không có hợp đồng lớn nào được thông báo trong báo cáo Daily Export Sales hàng ngày. Tuy nhiên, các thông tin “bullish” này cũng hầu như không có tác động lên thị trường, cho thấy để giá có thể tăng trở lại, chỉ có thông tin về Mỹ -Trung hoặc các lo ngại về mùa vụ Nam Mỹ đang ở giai đoạn đầu. Tại Brazil và Argentina, khu vực phía nam đềuđang có lo ngại về tình trạng thiếu mưa, nhưng mức độ chưa nghiêm trọng để có thể tạo ra lực mua lớn trên sàn CBOT. Nếu thời tiết khô hạn kéo dài sang tháng 12, thông tin này có thể mạnh lên và khiến giá tăng điểm.

  • Dự đoán đậu tương tháng 1: Giá sẽ rất nhạy cảm ở vùng 900 và tăng hay giảm sẽ phụ thuộc vào phiên hôm nay. Nếu đóng cửa tuần dưới 900, giá sẽ “bearish” và giảm mạnh đầu tuần sau. Nhưng nếu ở trên 900, giá có thể tăng trở lại và duy trì khoảng 900 – 925 trong tuần sau.
  • Dự đoán khô đậu tháng 12: Giá Giá sẽ đi theo đậu tương với mức 300 sẽ tương đương mức 900 của đậu tương. Giaodich24.vn cho rằng khô đậu sẽ mạnh hơn đậu tương trong ngắn hạn, nhờ tâm lý mua hàng thật của các buyers châu Á.

Ngô đóng cửa tăng điểm trong phiên hôm qua, khi vùng hỗ trợ 363 – 365 tạo ra lực mua khá tốt. Tuy nhiên, mô hình kĩ thuật của ngô vẫn đang thiên về “bearish” và chưa có tín hiệu đảo chiều rõ ràng. Tối qua, thị trường có khá nhiều thông tin cơ bản “bullish”, nhưng cũng chỉ khiến giá tăng điểm nhẹ. Điều này cho thấy ngô vẫn đang bị “áp lực vô hình” từ dịch tả heo châu Phi, làm sụt giảm rất nhiều nhu cầu TĂCN tại các nước Đông Á và Đông Nam Á. Nguồn cung thế giới vẫn ở mức dư thừa, trong khi nhu cầu giảm, là nguyên nhân khiến ngô khó có thể tăng mạnh trong thời gian tới. USDA chi nhánh Nam Phi đã đưa ra cảnh báo thời tiết hạn hán có thể ảnh hưởng lớn tới sản lượng của nước này trong năm 2019. USDA chi nhánh Romania cũng cho biết năng suất ngô năm nay sẽ thấp hơn so với các kỳ vọng ban đầu. USDA chi nhánh Ấn Độ dự báo sản lượng ngô chỉ đạt 27.5 triệu tấn, thấp hơn tới 1.5 triệu tấn so với báo cáo tháng 11 của USDA. Tất cả các thông tin này đều là thông tin “bullish” và góp phần tăng điểm trong phiên hôm qua.

Trong báo cáo Export Sales tuần này của USDA, số liệu bán hàng đã cải thiện rất nhiều, và giao hàng tiếp tục ở mức cao nhất từ đầu niên vụ mới. Tuy nhiên, tiến độ xuất khẩu ngô Mỹ vẫn đang chậm hơn so với kế hoạch của USDA và cần phải duy trì các số liệu tốt này trong vài tuần để thị trường giảm bớt lo ngại. Nếu không, USDA sẽ vẫn phải giảm xuất khẩu –tăng tồn kho trong các báo cáo tới, để phù hợp với tình hình thực tế. Trong năm 2019, sản lượng ngô rất lớn ở Brazil và Argentina đã cạnh tranh với ngô Mỹ ở các thị trường truyền thống, khiến tốc độ xuất khẩu ngô từ đầu niên vụ đến nay chỉ bằng 55 – 60% so với năm ngoái. Kịch bản này có thể sẽ tiếp tục đến hết năm 2019. Sau khi ngô Mỹ hoàn tất thu hoạch, hàng vụ mới của Mỹ sẽ có tính cạnh tranh cao hơn và xuất khẩu sẽ tăng tốc trong giai đoạn đầu năm sau.

  • Dự đoán ngô tháng 12: Giá sẽ vẫn ở trên vùng 363 – 365 nhưng sẽ khó tăng mạnh trong ngắn hạn. Khoảng giao dịch363 – 380 sẽ được duy trì trong vài phiên tới.

Lúa mỳ đảo chiều giảm điểm trở lại trong ngày hôm qua, sau khi tăng lên mức kháng cự 520. Trong vòng 1 tháng qua, giá lúa mỳ Chicago tháng 12 hoàn toàn ở trong khoảng 500 – 520, và có lẽ giá sẽ không thể phá vỡ khoảng giao dịch quan trọng này trước ngày First Notice Day cuối tháng 11. Khi lên đến mức 520 tối qua, tâm lý chốt lời của giới đầu cơ ngắn hạn bắt đầu rõ ràng hơn và là nguyên nhân chính khiến giá đảo chiều giảm trở lại. Trong vài phiên gần đây, hoạt động của nhóm đầu cơ và phân tích kỹ thuật vẫn có tác động mạnh hơn các thông tin cơ bản.

Tối qua, báo cáo Export Sales của USDA đưa ra số liệu bán hàng tăng 87% so với tuần trước, rõ ràng là thông tin “bullish” đối với thị trường. USDA chi nhánh Canada cũng giảm dự báo sản lượng lúa mỳ đi 1 triệu tấn so với báo cáo WASDE tháng 11. Đây đều là thông tin “bullish” về mặt cơ bản, nhưng lúa mỳ có vẻ như đã bỏ qua các thông tin này, để đi theo hướng của giới đầu cơ trong ngắn hạn.

Giá lúa mỳ xuất khẩu Hard Red Winter của Mỹ vẫn đang cao hơn $3 - $4/tấn so với lúa mỳ của Ukraina và Nga, nên giá cần phải giảm thêm để tạo tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường quốc tế. Trong vòng hơn 1 tháng qua, Mỹ hầu như chỉ có thể bán lúa mỳ cho các đối tác truyền thống, và không góp mặt trong các buổi đấu giá quốc tế..

  • Dự đoán lúa mỳ tháng 12: Giá sẽ tiếp tục duy trì khoảng giao dịch 500 – 520 trong vài phiên tới. Thị trường sẽ ít biếnđộng hơn trong ngày hôm nay.

BẢN TIN NGŨ CỐC 24 GIỜ QUA

• Báo cáo Bán hàng hàng ngày – Daily Export Sales của USDA:

- Bán 106,000 tấn ngô 2019/20 cho nước giấu tên.

• Báo cáo của Hiệp hội ngũ cốc quốc tế- IGC::

- Sản lượng lúa mỳ thế giới 2019/20 dự đoán ở mức 762 triệu tấn, so với mức 762 triệu tấn trong báo cáo tháng trước, và mức 733 triệu tấn năm ngoái. Thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng tới tiến độ mùa vụ ở Anh và Pháp.

- Sản lượng ngô thế giới 2019/20 tăng dự báo lên mức 1.103 tỉ tấn, so với mức 1.098 tỉ tấn trong báo cáo tháng trước và mức 1.131 tỉ tấn trong năm ngoái. Sản lượng ngô Mỹ được tăng dự báo thêm 3 triệu tấn lên mức 345 triệu tấn. Ngoài ra, sản lượng cũng tăng ở EU và Ukraina.

- Sản lượng đậu tương thế giới 2019/20 được giữ nguyên dự đoán ở mức 341 triệu tấn, so với mức 359 triệu tấn năm ngoái. Đây là tháng đầu tiên sản lượng đậu tương thế giới được IGC giữ nguyên sản lượng sau 5 tháng giảm sản lượng liên tiếp trước đó.

• Báo cáo của USDA chi nhánh Canada:

- Sản lượng lúa mỳ 2019/20 của nước này dự báo ở mức 32.0 triệu tấn, thấp hơn mức 33.0 triệu tấn trong báo cáo tháng 11 của USDA, và thấp hơn sản lượng 32.2 triệu tấn năm ngoái.

- Xuất khẩu lúa mỳ của Canada trong niên vụ 2019/20 dự báo đạt 22.2 triệu tấn, thấp hơn mức 24.5 triệu tấn trong báo cáo tháng 11 của USDA và mức 24.40 triệu tấn trong niên vụ trước.

• Báo cáo của USDA chi nhánh Ấn Độ:

- Sản lượng ngô 2019/20 của nước này dự báo ở mức 27.5 triệu tấn, giảm so với mức 29.0 triệu tấn trong báo cáo tháng 11 của USDA, nhưng vẫn cao hơn sản lượng 27.23 triệu tấn trong niên vụ trước.

- Sản lượng lúa mỳ 2019/20 của nước này dự đoán ở mức 102.19 triệu tấn, bằng với báo cáo tháng 11 của USDA và là mức cao kỷ lục từ trước tới nay.

• Báo cáo của USDA chi nhánh Nam Phi:

- Nông dân nước này đang mong chờ những cơn mưa hơn bao giờ hết sau thời gian hạn hán gần đây.  Nông dân nước này đang lên tiếng kêu gọi chính phủ thực thi các chính sách hỗ trợ các vùng đất bị hạn hán.

www.giaodich24.vn