I. Đậu tương, khô đậu và dầu đậu tương

Đậu tương đóng cửa giảm điểm trong ngày hôm qua và tiếp tục giảm thêm trong sáng nay, hướng đến phiên giảm điểm thứ 7 liên tiếp . Giá đã phá thủng mức hỗ trợ kỹ thuật 821 , cũng là vùng thấp nhất trên biểu đồ tháng 5. Trong khi đó, khô đậu giảm ít hơn do đang ở vùng giá rất thấp, thông thường tại vùng giá này sẽ có nhiều lệnh mua hàng thật của các buyers châu Á, trong đó có các buyers Việt Nam. Tuy nhiên, tại vùng giá basis cao như hiện nay, các buyers mua theo kiểu mua truyền thống sẽ vẫn tiếp tục phải chờ thêm để có được giá mua flat tốt nhất.

Trong báo cáo Crop Progress rạng sáng nay, USDA đã bắt đầu đưa ra các số liệu tiến độ gieo trồng đậu tương, sớm hơn 1 tuần so với năm ngoái. Tuy nhiên, tiến độ gieo trồng này cũng chưa có gì đặc biệt và hầu như không có tác động đáng kể đối với giá. Thời tiết tại Midwest trong giai đoạn tháng 5 – 6 sẽ vẫn đóng vai trò then chốt, quyết định xu hướng giá tăng – giảm trong vòng 2 tháng tới. Các dự báo thời tiết trong ngắn hạn đang cho thấy Midwest sẽ không có nhiều mưa, có thể dần dần gây ra lo lắng trong giai đoạn gieo trồng năm nay.

Tại Nam Mỹ, Brazil đang ở cuối giai đoạn thu hoạch, nhưng lo ngại vẫn còn khi bang bị hạn hán nghiêm trọng nhất là Rio Grande do Sul vẫn còn nhiều diện tích phải thu hoạch trong tháng 5. Thời tiết hạn hán kéo dài có thể tiếp tục làm giảm sản lượng đậu tương của bang này, qua đó làm giảm sản lượng đậu tương cả nước. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với đậu tương Argentina, khi các chuyên gia dự đoán chất lượng đậu tương sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn so với ngô và sản lượng gần như chắc chắn sẽ bị giảm dưới 50 triệu tấn trong các báo cáo sắp tới, so với khoảng dự đoán 53 – 54 triệu tấn hồi đầu mùa vụ.

Giá dầu thô giảm shock trong ngày hôm qua, cũng là thông tin tác động xấu tới giá dầu đậu nành. Bởi thông thường, dầu thô sẽ tác động giá tiếp đến giá thực vật nói chung và dầu đậu nành nói riêng. Tại một số quốc gia, dầu đậu nành được sử dụng để sản xuất dầu diesel sinh học, nên việc nhu cầu nhiên liệu giảm trên toàn thế giới, cũng là yếu tố “bearish” đối với giá dầu đậu nành trong thời gian tới . Chỉ khi nào các nước lớn bỏ lệnh phong tỏa, thị trường nhiên liệu nói chung và dầu đậu nành nói riêng mới có thể tăng trở lại.

 Dự đoán đậu tương tháng 5: Giá có thể sẽ giảm điểm trong hôm nay. Giaodich24 nhận định rất khó để giá đậu tương có thể phục hồi tính đến phiên giao dịch cuối cùng.  NĐT nên thận trọng và chỉ nên tham gia giao dịch ngắn hạn trong phiên.

 Dự đoán khô đậu tháng 5: Giá sẽ tiếp tục giảm cho đến khi có thông tin Bullish đối với thị trường.

 Dự đoán dầu đậu tháng 5:

II. Ngô

Ngô đóng cửa giảm điểm khá mạnh trong ngày hôm qua, xuống mức đáy mới trên biểu đồ kĩ thuật tháng 5 và là mức thấp nhất từ cuối năm 2009 trên biểu đồ các tháng liền kề. Đại dịch Covid-19 rõ ràng là nguyên nhân chính khiến giá ngô giảm xuống mức thấp nhất 10 năm rưỡi, dù sản lượng ngô Brazil và Argentina đang có chiều hướng bị giảm dự đoán.

Dù dầu thô là nguyên liệu đầu vào cho mọi hoạt động vận tải, ảnh hưởng tới cả chi phí sản xuất và chi phí xuất khẩu của các loại ngũ cốc, nhưng giá dầu giảm không hẳn là nguyên nhân chính khiến ngô giảm mạnh trong thời gian gần đây. Điều thị trường quan tâm không phải là “giá”, mà là các vấn đề liên quan tới nhu cầu nhiên liệu toàn thế giới. Khi nào các nước lớn vẫn duy trì lệnh phong tỏa do đại dịch Covid-19, khi đó nhu cầu sản xuất ethanol sẽ vẫn giảm và ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng ngô. Với tiến độ xuất khẩu chậm và nhu cầu ethanol giảm, nhiều chuyên gia đang cho rằng tồn kho cuối vụ ngô Mỹ 2019/20 sẽ bị tăng từ 200 – 300 triệu giạ so với các dự đoán hiện nay.

Tại Mỹ, USDA báo cáo tiến độ gieo trồng ngô ở mức trung bình, chưa có gì đặc biệt. Độ ẩm đất năm nay đang ở mức bình thường, nhưng sẽ cần thêm nhiều lượng mưa trong vòng 3 – 4 tuần tới để ngô có thể gieo trồng và nảy mầm trong điều kiện thời tiết tốt nhất.

Tại Nam Mỹ, thời tiết hạn hán ở Argentina và phía nam Brazil sẽ tiếp tục tạo ra lo ngại về chất lượng và năng suất. Không có gì bất ngờ nếu sản lượng ngô của 2 nước này bị giảm đi trong các báo cáo tới.

 Dự đoán ngô tháng 5: Giá đang ở trạng thái “bearish” và rất có thể tiệm cận vùng giá 300.

III. Lúa mỳ

Lúa mỳ bất ngờ tăng rất mạnh trong ngày hôm qua, có thời điểm tăng gần 30 cents, dù thị trường không thực sự có các tin tức “bullish” rõ ràng. Có vẻ như việc chất lượng lúa mỳ vụ đông bị giảm so với tuần trước đã nằm trong dự đoán và là nguyên nhân của mức tăng điểm này. Đến sáng nay, sau báo cáo Crop Progress của USDA, giá lúa mỳ trên sàn Chicago tiếp tục có gapup và nếu tăng thêm khoảng 3 – 5 cents nữa, sẽ phá vỡ đường trendline giảm điểm kỹ thuật và tạo ra các tín hiệu “bullish” sau đó.

Trong báo cáo rạng sáng nay, USDA giảm chất lượng lúa mỳ vụ đông tại Mỹ đi 5% xuống chỉ còn mức 57% tốt – tuyệt vời, có thể do ảnh hưởng của khung thời tiết thiếu mưa ở phía tây bắc và hiện tượng băng giá ở phía nam trong cuối tuần qua.

Bên cạnh đó, thông tin Nga và Ukraina sẽ dừng xuất khẩu ngũ cốc nếu vượt hạn ngạch, là các thông tin “bullish” quan trọng trong ngắn hạn. Sản lượng lúa mỳ Nga và EU đều bị giảm dự đoán do thời tiết không thuận lợi cũng góp phần vào phiên tăng điểm này. Nhìn chung, Giaodich24 nhận thấy thị trường lúa mỳ đang có nhiều thông tin “bullish” hơn và giá có thể sẽ duy trì ở trong khoảng 540 – 560 trong vài phiên tới. Xác suất tăng điểm đang được Giaodich24 đánh giá cao hơn, nhưng để tăng thêm 20 – 30 cents, lúa mỳ cần có sự hỗ trợ bởi xu hướng chung trên sàn CBOT. Nếu giá các loại ngũ cốc khác vẫn ở mức thấp, giá lúa mỳ sẽ khó tăng cao.

 Dự đoán lúa mỳ tháng 5: Giá có thể sẽ giao dịch với khoảng 540 – 560 trong ngắn hạn. Giaodich24 thiên về khả năng giá sẽ tăng điểm trong 1 – 2 phiên tới.

Giaodich24

Các thông tin tư vấn chỉ mang tính chất tham khảo***