Đậu tương đóng cửa tuần trước với mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8 năm 2019 tới nay. Giá đậu tương đang ở mức thấp nhất trên biểu đồ kĩ thuật tháng 5 và ở mức thấp nhất từ giữa tháng 9 năm ngoái đối với hợp đồng đậu tương tháng liền kề. Việc đóng cửa dưới mức hỗ trợ tâm lý 850 sẽ là tín hiệu “bearish” đáng kể về mặt kĩ thuật trong tuần này. Giá có gapdown đầu phiên sáng nay, nhưng đang hồi phục trở lại. Giá dầu thô đang áp sát mức giá 30 USD/thùng, sẽ tạo áp lực lớn lên giá các loại hàng hóa trên thế giới.

Khô đậu giảm theo đậu tương trong tuần trước, nhưng mức giảm ít hơn, và khi đã ở vùng giá 300, tâm lý mua hàng thật vẫn luôn xuất hiện và là nguyên nhân chính khiến khô đậu đang “vững giá” hơn so với các mặt hàng khác.

Dầu đậu nành cũng không giảm nhiều như đậu tương trong tuần trước, nhưng cũng đang ở vùng thấp nhất trên biểu đồ tháng 5. Thông tin Malaysia đang muốn hàn gắn quan hệ với Ấn Độ, là thông tin hỗ trợ giá dầu thực vật, ngăn không cho giá bị giảm quá sâu do tác động từ dầu thô trong tuần trước.

Tại Mỹ, nông dân sẽ tiến hành gieo trồng đậu tương vào đầu tháng 4 và giai đoạn đỉnh của gieo trồng sẽ vào tháng 5. Nhìn chung, độ ẩm đất tại khu vực Midwest đang ở mức trung bình và không có lo lắng nào đáng kể. Trong khi đó, những cơn mưa tốt hơn ở Argentina trong tuần này, dường như sẽ không thể thay đổi tình trạng mùa vụ rất kém hiện nay. Chỉ trong vòng 2 tuần, chất lượng đậu tương Argentina đã bị giảm 31%, và sản lượng gần như chắc chắn sẽ bị giảm dự đoán trong các báo cáo sắp tới.

 Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ Mỹ 19/20 giảm mạnh so với năm ngoái. USDA không thay đổi dự đoán trong báo cáo tháng 3.

+ Chính phủ Argentina tăng thuế xuất khẩu đậu tương, khô đậu và dầu đậu nành, sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu ngắn hạn

và sản xuất trong dài hạn.

+ Đình công tại Argentina nếu kéo dài, sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu trong thời gian tới.

+ Sản lượng đậu tương Argentina bị Buenos Aires Exchange và Rosario Exchange giảm mạnh trong tuần trước. Chất lượng

hiện chỉ còn 39% tốt – tuyệt vời.

+ Căng thẳng Malaysia - Ấn Độ được cải thiện sẽ là thông tin hỗ trợ giá dầu thực vật.

 Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ USDA Ag Outlook Forum và các hãng tin lớn dự đoán nông dân Mỹ sẽ tăng diện tích gieo trồng đậu tương 2020.

+ USDA bất ngờ tăng dự báo sản lượng đậu tương của Argentina và Brazil thêm 1.0 triệu tấn mỗi nước.

+ Virus Corona lây lan nhanh chóng ở châu Âu, khiến Mỹ cấm bay từ châu Âu, một số nước trong khu vực cũng cấm đi lại, khiến thị trường chứng khoán sụt giảm.

+ Sản lượng đậu tương Brazil đang được dự đoán ở mức cao kỷ lục, có chiều hướng tăng nhẹ dự đoán trong các báo cáo gần đây.

+ Trung Quốc liên tục mua đậu tương Brazil và bỏ qua đậu tương Mỹ do giá của Brazil rẻ hơn.

+ Giá dầu thô sụt giảm mạnh, tạo áp lực lên thị trường tài chính và hàng hóa toàn cầu.

+ Đồng Real Brazil ở mức thấp nhất trong lịch sử so với Dollar Mỹ, kích hoạt rất nhiều lệnh bán từ nông dân nước này.

 Dự đoán đậu tương tháng 5: Giá vẫn chịu áp lực “bearish” từ các thông tin kinh tế - tài chính vĩ mô. Tuy nhiên diễn biến kỹ thuật giá cho thấy giá có thể có lực bắt đáy phục hồi trở lại vùng giá 50 nếu giá giảm mạnh xuống khu vực 530. Giaodich24 đưa ra hai kịch bản trong ngày hôm nay. Nhà đầu tư nên đứng ngoài quan sát kỹ trước khi tham gia mở vị thế.

 Dự đoán khô đậu tháng 5: Giá có thể sẽ đi theo đậu tương và sẽ vẫn được hỗ trợ ở vùng giá tâm lý 300 rất quan trọng. Lực mua hàng thật có thể sẽ đẩy giá khô đậu tăng nhiều hơn các mặt hàng khác.

 Dự đoán dầu đậu tháng 5: Giaodich24 cho rằng nếu trong phiên mỹ ngày hôm nay giá dầu đậu có thể bật lên ngưỡng 26.6 thì NĐT có thể canh mua nên ở ngững giá 26.4. Không có khyến cáo mua lên hay bán xuống tại giá hiên tại.

Ngô đóng cửa tăng điểm trong tuần trước, là mức giá thấp nhất trên biểu đồ ngô tháng 5 – ZCK20. Mặc dù cũng chịu chung các tác động “bearish” từ giá dầu thô, thị trường tài chính, đồng Real Brazil trượt giá như đậu tương, nhưng ngô không bị tác động “bearish” sau báo cáo WASDE tháng 3, do USDA giữ nguyên các dự đoán sản lượng Nam Mỹ và số liệu bán hàng rất tốt trong báo cáo Export Sales, nên ngô có mức giảm trong tuần ít hơn.

Tại Argentina, mặc dù sản lượng ngô được giữ nguyên trong các báo cáo của Buenos Aires Exchange và Rosario Exchange, nhưng các tổ chức này cũng cảnh báo sẽ giảm mạnh sản lượng ngô Argentina nếu thời tiết không có cải thiện đặc biệt trong thời gian tới. Khô hạn trong vòng gần 3 tuần tại các vùng sản xuất lớn đã khiến chất lượng ngô bị giảm mạnh, và mức sản lượng 50 – 51 triệu tấn có vẻ như đang cao hơn so với thực tế mùa vụ.

Tại Mỹ, nông dân các bang gieo trồng sớm như Texas đã bắt đầu gieo trồng ngô, nhưng các bang sản xuất lớn ở vùng Midwest sẽ chỉ bắt đầu gieo trồng ngô từ cuối tháng 3 – đầu tháng 4. Thời tiết tại Midwest nhìn chung đang ở mức trung bình và nông dân không có nhiều lo lắng về độ ẩm đất.

 Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ ngô Mỹ 2019/20 sẽ có năm giảm thứ 3 liên tiếp. USDA giữ nguyên tồn kho trong báo cáo tháng 3.

+ Tồn kho cuối vụ ngô thế giới 2019/20 cũng có năm giảm thứ 3 liên tiếp.

+ Chất lượng ngô giảm mạnh ở Argentina do hạn hán, nhưng các hãng tin lớn chưa đưa ra các mức giảm dự đoán sản lượng.

+ Sản lượng ngô vụ 1 của Brazil bị giảm dự đoán do hạn hán ở Rio Grande do Sul.

+ Đình công của nông dân Argentina dù tập trung vào đậu tương, nhưng ảnh hưởng gián tiếp tới xuất khẩu ngô do nông dân ngừng bán hàng.

 Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ USDA Ag Outlook Forum dự đoán nông dân Mỹ sẽ tăng diện tích trồng ngô 2020 và tồn kho sẽ ở mức cao nhất từ trước tới nay.

+ Tiến độ xuất khẩu ngô Mỹ đang chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch, có thể tạo sức ép giảm xuất khẩu – tăng tồn kho trong thời gian tới.

+ Sản lượng ethanol của Mỹ giảm trong tuần trước. Lệnh cấm bay ảnh hưởng tới nhu cầu nhiên liệu nói chung trên toàn thế giới.

+ Argentina không tăng thuế xuất khẩu ngô trong chính sách mới, sẽ tạo lợi thế sản xuất và xuất khẩu ngô tại Argentina so với đậu tương.

+ Virus Corona và giá dầu thô vẫn đang là yếu tố “bearish” về mặt vĩ mô đối với thị trường hàng hóa nói chung.

+ Dịch cúm gia cầm H5N6 ở cả Trung Quốc và Việt Nam, sẽ ảnh hưởng tới nhập khẩu ngô của các nước này.

+ Dịch tả heo châu Phi vẫn chưa bị dập tắt hoàn toàn, ảnh hưởng lớn đến nhu cầu ngô của các nước châu Á.

 Dự đoán ngô tháng 5: Giá có thể sẽ giằng co ở quanh vùng hỗ trợ 360 - 368 trong giai đoạn đầu tuần này, ưu tiên cho lệnh bán. Ngô đang chịu khác nhiều tác động từ các thông tin kinh tế tài chính vĩ mô, trong đó nhu cầu ethanol có thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong tuần này.

Lúa mỳ đóng cửa giảm điểm trong tuần trước, và ở mức thấp nhất từ tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, đáng chú ý là mức hỗ trợ tâm lý 500 đã tạo ra lực mua rất lớn, đẩy giá lên, tạo ra các tín hiệu có thể đảo chiều về mặt kĩ thuật. Giaodich24 cho rằng giá đang giảm hơi thái quá, chủ yếu dựa vào tác động chung của thị trường hàng hóa thế giới, giá dầu thô và mức tăng của Dollar Index. Còn về cung – cầu và các mùa vụ trên thế giới, lúa mỳ vẫn ở trạng thái “bullish” và giá có thể tăng mạnh trở lại bất kỳ lúc nào. Sáng nay, giá lúa mỳ mở cửa không có gì đặc biệt và có khoảng giao dịch hẹp.

Tại châu Âu, mặc dù đã có mưa nhiều hơn trong vòng 2 tuần qua, nhưng mưa quá lớn tại một số vùng gieo trồng ở Pháp đã gây ra tình trạng ngập úng và “phản tác dụng”, khiến chất lượng lúa mỳ tiếp tục bị giảm trong báo cáo tuần trước. Điều tương tự có thể cũng sẽ diễn ra ở Đức và sản lượng lúa mỳ châu Âu có thể sẽ bị giảm nhẹ dự đoán trong thời gian tới. Virus Corona cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng vận chuyển hàng hóa, trong đó có phân bón và các loại chất hữu cơ đến các trang trại. Nếu các quốc gia châu Âu đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại một cách gắt gao hơn, các mùa vụ lúa mỳ có thể sẽ bị ảnh hưởng và đây sẽ chuyển thành thông tin “bullish” đối với thị trường.

Tuần trước, chính phủ Nga cho biết nước này không có ý định sẽ áp thuế để hạn chế xuất khẩu lúa mỳ. Điều này có nghĩa thuế xuất khẩu lúa mỳ Nga sẽ vẫn duy trì ở mức 0% và tạo ra sức cạnh tranh lớn đối với lúa mỳ Mỹ. Trong 3 loại lúa mỳ, Mỹ, Nga và châu Âu, lúa mỳ Mỹ đang có tính cạnh tranh kém nhất.

 Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ 19/20 thấp hơn nhiều so với năm ngoái. USDA giữ nguyên dự đoán trong báo cáo này.

+ Diện tích gieo trồng lúa mỳ vụ đông 2020 tại Mỹ ở mức thấp thứ 2 trong lịch sử.

+ Chất lượng lúa mỳ vụ đông của Mỹ đang gây ra nhiều lo ngại ở phía tây bắc.

+ Mùa vụ lúa mỳ Trung Quốc đang bị đe dọa bởi nạn châu chấu và các dịch bệnh khác.

+ Nga không áp thuế xuất khẩu, nhưng sẽ vẫn có những chính sách kiểm soát xuất khẩu ngũ cốc.

 Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ vẫn đang ở mức cao trong lịch sử.

+ Tồn kho cuối vụ lúa mỳ thế giới đang được dự báo ở mức cao nhất trong lịch sử.

+ Tiến độ xuất khẩu lúa mỳ Mỹ chậm lại trong thời gian gần đây, thấp hơn so với kế hoạch của USDA.

+ ABARES dự báo sản lượng lúa mỳ Úc sẽ hồi phục trở lại, tăng 40% trong năm 2020.

+ Argentina không tăng thuế xuất khẩu lúa mỳ trong chính sách mới, sẽ tạo lợi thế sản xuất và xuất khẩu lúa mỳ trong thời gian tơi.

+ Virus Corona và giá dầu thô vẫn đang là thông tin “bearish” về mặt vĩ mô đối với thị trường hàng hóa nói chung.

+ Dollar Index hồi phục mạnh mẽ, tạo sức ép đối với giá lúa mỳ tại Mỹ.

 Dự đoán lúa mỳ tháng 5: Giá đang ở trạng thái “bearish” về mặt kĩ thuật, nhưng nếu giữ được hỗ trợ tâm lý 500, giá hoàn toàn có thể đảo chiều tăng trở lại trong tuần này. Giaodich24 vẫn duy trì quan điểm rằng lúa mỳ đang ở trạng thái “bullish” về mặt phân tích cơ bản.

Giaodich24.vn