ĐẬU TƯƠNG & KHÔ ĐẬU TƯƠNG

Đậu tương, khô đậu và dầu đậu nành đều giảm mạnh trong ngày hôm qua, với đậu tương là mặt hàng dẫn dắt xu hướng. Đậu tương hiện đã ở dưới mức 925, khiến mô hình kĩ thuật trở nên “bearish” mạnh. Trong khi đó, khô đậu vẫn đang ở trên mức tâm lý 300, và vùng giá này có thể sẽ tạo ra nhiều lệnh mua, trong đó có các lệnh pricing hàng thật từ các buyers châu Á như Việt Nam, và sẽ hỗ trợ giá trong thời gian tới. Kể cả đậu tương tiếp tục yếu đi, Giaodich24.vn cho rằng khô đậu sẽ không giảm sâu dưới mức 300.

Thị trường có ít thông tin cơ bản do nghỉ lễ Veterans Day hôm qua, nên giá chủ yếu bị tác động kéo dài của báo cáo WASDE tháng 11. Trong báo cáo tuần trước, USDA bất ngờ tăng tồn kho cuối vụ đậu tương Mỹ, trái ngược với các dự báo của Reuters trước đó. Đây rõ ràng là thông tin “bearish” mạnh và khiến đậu tương giảm sâu. Ngoài ra, tin tức từ Trung Quốc cho thấy các cảng biển đang bị tắc nghẽn do 2 triệu tấn đậu tương Mỹ, nên nhiều chuyên gia cho rằng các buyers Trung Quốc sẽ giảm lượng mua hàng từ Mỹ trong thời gian tới. Tắc nghẽn sẽ làm chi phí nhập khẩu đội lên rất nhiều.

Ngày mai, báo cáo Crop Progress của USDA dự báo sẽ tiếp tục đưa ra tiến độ thu hoạch đậu tương tốt. Với tiến độ này, việc Midwest xảy ra hiện tượng băng giá cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều tới năng suất cả nước.

*** Dự đoán đậu tương tháng 1: Giá sẽ chỉ tăng điểm nếu có tin tốt từ Mỹ và Trung Quốc. Nếu không, đậu tương sẽ ở trong khoảng 900 – 925 trong vài phiên tới.

*** Dự đoán khô đậu tháng 12: Giá sẽ đi theo đậu tương nhưng sẽ có nhiều hỗ trợ hơn ở mức 300. Tại vùng giá này sẽ có nhiều lệnh mua hàng thật và đẩy được giá lên.

 

NGÔ

Ngô vẫn tiếp tục giảm điểm trong phiên hôm qua, cho thấy giá đã chính thức giảm xuống khoảng giao dịch 363 – 380. Thị trường không có thông tin cơ bản quan trọng trong ngày hôm qua do nghỉ lễ nên khoảng giao dịch hẹp và diễn biến giao dịch khá ảm đạm.

Trong tối qua, các buyers đến từ Hàn Quốc được cho là đã tranh thủ mua vào một lượng lớn hợp đồng ngô, để đảm bảo nguồn chung nội địa trong giai đoạn đầu năm 2020. Còn tại Việt Nam, do tồn kho nội địa đang ở mức rất lớn, khiến giá nội địa giảm mạnh, nên các nhà máy thức ăn chăn nuôi đang không có nhu cầu nhập khẩu ở thời điểm này. Từ giờ đến cuối năm, mua hàng nội địa sẽ vẫn là lựa chọn tốt hơn với giá rẻ và nguồn cung không sợ thiếu.

Tại Mỹ, băng giá sẽ xuất hiện ở trung tâm Midwest vào ngày mai, có thể sẽ gây ra một chút lo ngại đối với mùa vụ ngô. Tuy nhiên, băng giá cần đến liên tục, thì mới có thể gây thiệt hại đáng kể đối với năng suất, và khiến giá tăng điểm trở lại.  Dự đoán ngô tháng 12: Giá đã quay trở lại khoảng giao dịch 363 – 380 với trạng thái “bearish” trong ngắn hạn. Dự đoán, ngô sẽ chỉ có thể tăng trở lại nếu băng giá liên tục xuất hiện tại Midwest trong thời gian tới.

 

LÚA MỲ

Lúa mỳ đóng cửa giảm điểm trong ngày hôm qua, nhưng đang hồi phục nhẹ trở lại trong phiên sáng nay sau chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp trước đó. Mặc dù mô hình kĩ thuật đang “bearish”, nhưng lúa mỳ vẫn ở trên hỗ trợ tâm lý 500, nên chưa có tín hiệu bán mạnh ở thời điểm này.

Lúa mỳ giảm do tác động kéo dài sau báo cáo WASDE tháng 11 của USDA. Trong báo cáo này, USDA giảm sản lượng lúa mỳ của Úc và Argentina, nhưng mức tăng nhiều hơn lại đến với Nga, Ukraina và EU, nên thị trường có nhiều lực bán hơn sau báo cáo.

Ngoài ra, do Mỹ nghỉ lễ nên không có thông tin cơ bản quan trọng nào trong ngày hôm nay. Rạng sáng mai, báo cáo Crop Progress với số liệu về tiến độ và chất lượng lúa mỳ vụ đông có thể sẽ có tác động nhiều hơn đối với sàn Chicago.

*** Dự đoán lúa mỳ tháng 12: Giá sẽ vẫn giữ được hỗ trợ 500 trong thời gian tới. Khoảng giao dịch trong vài phiên tới có thể chỉ là 500 – 520. Lúa mỳ đang “bearish” nhưng vẫn có các thông tin hỗ trợ không cho giá giảm sâu.