Đậu tương đóng cửa giảm hơn 20 cents trong ngày hôm qua, xuống mức thấp nhất từ cuối tháng 5 năm ngoái, chủ yếu do giá dầu thô giảm gần 30%, đồng Real Brazil tiếp tục trượt giá xuống mức thấp kỷ lục so với Dollar Mỹ - đã kích hoạt rất nhiều lệnh bán từ nông dân nước này. Đến sáng nay, thị trường hàng hóa toàn cầu đang hồi phục lại theo giá dầu thô và đậu tương cũng đang tăng trở lại.

Dầu đậu nành đóng cửa giảm mạnh hơn 4% trong ngày hôm qua, do giá các loại dầu thực vật đều bị tác động chi phối bởi giá dầu thô. Trong khi đó, khô đậu chỉ đóng cửa với mức giảm nhẹ, và giá hiện đang tăng trở lại và lấy lại toàn bộ số điểm đã mất trong phiên sáng nay. Theo ghi nhận của Giaodich24, mỗi khi giá CBOT về sát vùng tâm lý 300, thị trường đều xuất hiện lượng mua hàng rất lớn và ngày hôm qua cũng không ngoại lệ. Đã có rất nhiều buyers Việt Nam chốt giá CBOT ở vùng 300 và góp phần khiến giá khô đậu không bị giảm nhiều như các mặt hàng khác.

Trong phiên hôm qua, đậu tương có gapdown 18 cents và diễn biến giao dịch sau đó không có gì đặc biệt. Giá gặp phải lực mua ở vùng hỗ trợ kỹ thuật 865, nên không thể giảm thêm. Nhưng thị trường cũng không có thông tin cơ bản “bullish” để có thể khiến giá đảo chiều tăng trở lại. Các thông tin nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong tháng 2 ở mức cao kỷ lục; báo cáo Daily Export Sales bán hàng cho nước giấu tên; hay nông dân Argentina đình công đều chỉ là thông tin “bullish” nhẹ, đóng vai trò ngăn không cho giá giảm mạnh thêm. Báo cáo Export Inspections thậm chí còn là số liệu “bearish” đối với thị trường, khi giao hàng bị giảm so với tuần trước.

Tối nay, báo cáo WASDE tháng 3 của USDA sẽ là số liệu rất được trông chờ. Reuters dự đoán USDA sẽ hầu như không thay đổi các số liệu cung – cầu mùa vụ Mỹ và tồn kho đậu tương sẽ vẫn giữ ở mức 425 triệu giạ, thấp hơn nhiều so với tồn kho 913 triệu giạ năm ngoái. Trong khi đó, các dự đoán về sản lượng Nam Mỹ thiên về việc tăng dự báo sản lượng đậu tương của Argentina và giữ nguyên sản lượng đậu tương của Brazil. Nếu các số liệu trong báo cáo ra đúng như dự đoán, Giaodich24 cho rằng thị trường sẽ ít bị tác động bởi báo cáo này.

Về thời tiết, những cơn mưa lớn hơn tại Argentina đang giúp cải thiện chất lượng mùa vụ đậu tương tại các vùng bị hạn hán trong 3 tuần trước đó. Còn tại Brazil, mưa nhiều ở trung tâm không phải thời tiết tốt trong giai đoạn thu hoạch đậu tương; trong khi hạn hán ở miền nam tiếp tục gây ra nhiều lo lắng. Tối qua Ag Rural cảnh báo sẽ giảm dự báo sản lượng đậu tương Brazil trong thời gian tới, nếu thời tiết tại Rio Grande do Sul không có gì cải thiện.

 Dự đoán đậu tương tháng 5: Báo cáo WASDE có thể sẽ có ít tác động tới thị trường.

 Dự đoán khô đậu tháng 5:

 Dự đoán dầu đậu tháng 5:

Ngô cũng xuất hiện lực mua nhiều hơn trong phiên tối qua, nhưng không đủ để giúp giá đảo chiều tăng điểm khi đóng cửa. Đến sáng nay, giá ngô có gapup và tiếp tục tăng thêm, đã lấy lại toàn bộ số điểm đã mất trong hôm qua.

Việc giá dầu thô đang hồi phục trở lại đã tác động “bullish” đối với toàn bộ thị trường hàng hóa nói chung và ngũ cốc nói riêng. Ngoài ra, theo ghi nhận của Giaodich24, các buyers Việt Nam đang rất tích cực mua hàng tháng xa, từ tháng 7 – tháng 12, khi giá flat đã ở các vùng giá rất tốt trong trung – dài hạn. Chính lượng mua hàng lớn từ nước nhập khẩu ngô lớn thứ 2 thế giới, đang là một trong những nguyên nhân khiến ngô tăng điểm trở lại.

Tối nay, USDA sẽ phát hành báo cáo WASDE tháng 3, sẽ đóng vai trò chi phối giá thị trường sau thời điểm ra báo cáo. Reuters dự đoán USDA sẽ giảm nhẹ tồn kho cuối vụ ngô Mỹ từ 1.892 xuống 1.888 tỉ giạ, vẫn thấp hơn nhiều so với mức 2.114 năm ngoái. USDA có thể sẽ không thay đổi các số liệu về sản lượng ngô Brazil và Argentina trong báo cáo này. Nếu ra đúng như dự đoán, Giaodich24 cho rằng đây sẽ là các số liệu “bullish” và hỗ trợ giá tăng trong phiên tối.

 Dự đoán ngô tháng 5:

Lúa mỳ đảo chiều thành công trong phiên hôm qua, đóng cửa tăng điểm, và tiếp tục tăng nhẹ trong phiên sáng nay. Tuy nhiên, mô hình kĩ thuật của lúa mỳ vẫn đang thiên về “bearish”, dù mức độ đã nhẹ hơn so với giai đoạn đầu tuần. Sau khi bật lên từ vùng hỗ trợ tâm lý 500, lực mua kĩ thuật của lúa mỳ đã mạnh hơn, có thể sẽ tạo ra lực đẩy và giúp lúa mỳ tăng thêm trong vài phiên tới.

Đồng Ruble của Nga đang trượt giá rất mạnh so với Dollar Mỹ, sẽ tạo lợi thế xuất khẩu rất lớn đối với lúa mỳ Nga so với các nguồn xuất khẩu khác. Tuy nhiên, do Nga đang áp dụng các chính sách hạn chế xuất khẩu ngũ cốc trong nửa đầu năm 2020, nên lợi thế này có thể sẽ không có nhiều ý nghĩa. Ngược lại, tỉ giá Dollar Index đang giảm rất mạnh, sẽ khiến giá lúa mỳ Mỹ rẻ hơn và có thể cạnh tranh với lúa mỳ châu Âu trong thời gian tới.

Rạng sáng nay, báo cáo của các sở nông nghiệp tại Mỹ cho biết chất lượng lúa mỳ vụ đông tăng nhẹ ở bang Kansas và Oklahoma, nhưng chất lượng tại bang Texas bị giảm tới 10%. Các số liệu chất lượng lúa mỳ Mỹ rất thất thường trong thời gian gần đây, nên có thể sẽ có ít tác động đến thị trường. Cần phải chờ tới báo cáo Crop Progress chính thức của USDA để chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về chất lượng lúa mỳ Mỹ.

 Dự đoán lúa mỳ tháng 5: Giá có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên hôm nay, đến trước báo cáo WASDE vào lúc 23:00.

Giaodich24