I. Đậu tương, khô đậu tương và dầu đậu tương

Đậu tương và khô đậu đóng cửa giảm nhẹ trong ngày hôm qua, dù có thời điểm tăng khá tốt trong phiên sáng. Các thông tin về mực nước sông thấp ở Nam Mỹ đang gây trở ngại cho xuất khẩu, là các thông tin hỗ trợ giá. Đồng Real Brazil đang có chuỗi 3 ngày tăng giá liên tiếp so với Dollar Mỹ, cũng phần nào hạn chế lực bán trên thị trường. Tuy nhiên, để có thể đảo chiều tăng trở lại, cả đậu tương và khô đậu đều cần một cú hích, có thể đến từ sản lượng đậu tương bị giảm ở Nam Mỹ trong các báo cáo tối nay của USDA và CONAB. Kể cả trong trường hợp báo cáo tối nay “neutral” hoặc “bearish”, Giaodich24 cho rằng thị trường đã ở vùng đáy thấp trong ngắn hạn, thậm chí có phần quá bán so với cung – cầu thực tế. Đậu tương có vùng hỗ trợ ở 850 và khô đậu ở 291, sẽ là các vùng giá khó bị phá vỡ trong ngắn hạn. Đặc biệt với khô đậu, tâm lý pricing hàng thật của các buyers châu Á hoàn toàn có thể đẩy giá lên trong vài phiên tới.

Dầu đậu nành đóng cửa giảm điểm nhiều hơn trong ngày hôm qua, dù giá dầu cọ Malaysia đóng cửa tăng điểm trước đó. Các thông tin về nhu cầu dầu thực vật giảm tại Trung Quốc do ảnh hưởng của virus Corona, cùng với việc Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu thực vật, là các thông tin xấu đối với dầu đậu nành và khiến giá chịu sức ép khá lớn trong ngắn hạn.

Trong tối nay, sẽ có 4 thông tin rất quan trọng đối với đậu tương. Đầu tiên sẽ là báo cáo của CONAB về sản lượng mùa vụ đậu tương và ngô Brazil. Sau đó sẽ là báo cáo Export Sales của USDA vào lúc 19:30, mà thị trường sẽ rất quan tâm đến số liệu mua hàng của Trung Quốc. 21:00 sẽ là cuộc họp của OPEC+, có thể đóng vai trò quan trọng trong xu hướng của giá dầu và kinh tế thế giới trong thời gian tới. Cuối cùng sẽ là báo cáo WASDE được USDA phát hành vào lúc 23:00, sẽ có các số liệu cung – cầu thế giới của đậu tương.

Theo dự đoán của Reuters trước báo cáo ,USDA có thể sẽ không thay đổi nhiều đối với các số liệu cung – cầu mùa vụ Mỹ 2019/20. Tuy nhiên, các mức sản lượng đậu tương Nam Mỹ có thể sẽ bị giảm từ 1 – 2 triệu tấn mỗi nước Brazil và Argentina trong báo cáo này. Mức giảm này (nếu có) cũng là điều hợp lý, dựa vào tình trạng hạn hán ở các vùng sản xuất lớn trong thời gian qua. Nếu ra đúng dự đoán, báo cáo này có thể là cú hích khiến thị trường tăng trở lại sau chuỗi giảm điểm ảm đạm vừa qua.

 Dự đoán đậu tương tháng 5: Về diễn biến thị trường; giá đang có sự tích lũy đi ngang với biên độ nhỏ dần kể từ ngày 6/4 sau khi tạo đáy điều chỉnh ở mốc giá 847 của xu hướng tăng mạnh trước đó kể từ ngày 16/3. Giaodich24 cho rằng giá sẽ định hình xu hướng ngắn hạn sau báo cáo WASDE lúc 23:00 của USDA. Và NĐT nên thận trọng xem diễn biến lúc ra tin và đi theo xu hướng bứt phá của thị trường. Theo Giaodich24 thì nhiều khả năng giá sẽ k biến động quá mạnh.

 Dự đoán khô đậu tháng 5: Giá sẽ có thể tiếp diễn xu hướng xuống sâu hơn tuy nhiên sẽ bật trở lại trước vùng giá hỗ trợ 291.

 Dự đoán dầu đậu tương tháng 5:

II. Ngô

Ngô đóng cửa giảm nhẹ trong phiên hôm qua với lực bán nhiều hơn trong phiên tối. Không có gì khó hiểu sau phiên giảm điểm này, khi EIA tiếp tục cho biết sản lượng ethanol tại Mỹ có tuần giảm mạnh nhất từ trước đến nay, xuống mức thấp nhất kể từ khi tổ chức này phát hành các báo cáo vào năm 2010. Tồn kho ethanol tăng mạnh, là bằng chứng rõ ràng nhất của việc giảm nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ, sau các lệnh cấm bay và phong tỏa cục bộ đang diễn ra do đại dịch Covid-19. Áp lực từ việc giảm nhu cầu ethanol vẫn sẽ là yếu tố “bearish” nhất đối với ngô trong ngắn hạn, mức độ tác động còn mạnh hơn thông tin diện tích gieo trồng 2020 tăng mạnh trong dự đoán của USDA.

Theo dự đoán của Reuters trước báo cáo WASDE tối nay, USDA có thể sẽ tăng mạnh tồn kho cuối vụ ngô Mỹ 2019/20 lên trên 2 tỉ giạ, so với chỉ 1.892 tỉ giạ trong báo cáo trước. Tồn kho tăng chủ yếu do xuất khẩu ngô Mỹ từ đầu niên vụ đang chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch của USDA, nên xuất khẩu có thể sẽ bị giảm ít nhất 50 triệu giạ trong báo cáo này. Ngoài ra, nhu cầu ethanol sụt giảm có thể cũng khiến nhu cầu sử dụng ngô giảm thêm từ 50 – 100 triệu giạ. Nên dự đoán của Reuters đang nhận được nhiều sự đồng tình của các hãng tin lớn trên thị trường.

Trong trường hợp báo cáo của USDA “bearish” đúng như dự đoán, Giaodich24 cho rằng ngô có thể sẽ không giảm thêm, bởi giá đã giảm quá mạnh trước đó, phần nào cũng dựa vào các dự đoán giảm nhu cầu tại Mỹ. Nên khi so sánh, thị trường sẽ so sánh số liệu báo cáo với dự đoán của Reuters để quyết định xu hướng tăng – giảm sau đó. Bên cạnh báo cáo của USDA, thông tin từ cuộc họp OPEC có thể cũng sẽ có tác động gián tiếp đến thị trường trong phiên tối nay.

 Dự đoán ngô tháng 5: Giá có thể sẽ ít biến động trước báo cáo. Sau báo có thể giảm lại vùng hỗ trợ 329 trước khi có các động thái tiếp theo.

III. Lúa mỳ

Lúa mỳ đóng cửa tăng nhẹ không đáng kể trong ngày hôm qua. USDA chi nhánh Ma-rốc dự báo nước này sẽ nhập khẩu nhiều lúa mỳ hơn trong niên vụ tới, do sản lượng giảm mạnh sau 2 năm hạn hán liên tiếp. Đây là thông tin hỗ trợ giá lúa mỳ, thoát khỏi các tín hiệu “bearish” mạnh trên biểu đồ kĩ thuật. Các thông tin khảo sát từ Reuters cho thấy chất lượng mùa vụ lúa mỳ châu Âu đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán gần đây tại Pháp và Đức, có thể khiến sản lượng bị giảm dự đoán trong thời gian tới. Tại Kazakhstan, hạn ngạch xuất khẩu lúa mỳ và bột mỳ dự kiến sẽ được tăng lên, khi áp lực dự trữ không còn quá lớn như giai đoạn đầu của đại dịch Sars-Cov2.

Tối nay, USDA sẽ phát hành báo cáo WASDE tháng 4, nhưng các số liệu cung – cầu lúa mỳ Mỹ cũng như thế giới nhiều khả năng sẽ không có nhiều thay đổi và dự báo sẽ có ít tác động đối với thị trường.

 Dự đoán lúa mỳ tháng 5: Giá có thể tăng trở lại.

Giaodich24