Đậu tương, khô đậu và dầu đậu nành đều đóng cửa tăng điểm trong phiên hôm qua với mức tăng điểm nhẹ - trung bình. Ban đầu, giá các mặt hàng tăng khá mạnh do giá dầu thô tăng trở lại. Nhưng thị trường có nhiều thông tin “bearish” quan trọng hơn, nên giá đã giảm trở lại và không duy trì được các mức tăng lớn.

Trong báo cáo WASDE tháng 3, USDA giữ nguyên toàn bộ các số liệu cung – cầu mùa vụ 2019/20 của Mỹ và tồn kho cuối vụ vẫn được giữ ở mức 425 triệu giạ, so với 913 triệu giạ năm ngoái. Nhưng thông tin đáng chú ý nhất và có tác động đến thị trường sau báo cáo tối qua là việc USDA tăng sản lượng đậu tương của Brazil và Argentina thêm 1.0 triệu tấn, qua đó khiến tồn kho cuối vụ thế giới tăng dự đoán từ 98.86 lên 102.44 triêu tấn trong báo cáo này.

Ngoài ra, các số liệu cung – cầu khác của thế giới cũng được USDA giữ nguyên so với báo cáo tháng 2. Về lý thuyết, việc tăng sản lượng đậu tương của Nam Mỹ là thông tin “bearish” đối với thị trường, nhưng tác động không “bearish” mạnh bởi đây không phải là thông tin quá bất ngờ. USDA thường vẫn cập nhật các số liệu trong báo cáo chậm hơn từ 1 – 2 tháng so với thực tế. Vì thế, sẽ không có gì bất ngờ nếu sản lượng đậu tương Argentina bị giảm dự đoán trong các báo cáo tới, dựa vào thời tiết không thuận lợi tại các vùng sản xuất lớn trong thời gian gần đây.

Tối qua, CONAB cũng tăng dự báo sản lượng đậu tương Brazil từ 123.25 lên mức 124.2 triệu tấn, là thông tin góp phần khiến đậu tương chưa thể tăng mạnh. Vẫn có những lo ngại giảm sản lượng ở bang Rio Grande do Sul do hạn hán nghiêm trọng kéo dài; nhưng thu hoạch tốt tại cả Mato Grosso và Parana có thể bù đắp lại phần thiệt hại này và giúp sản lượng đậu tương Brazil vẫn ở mức cao kỷ lục, vượt Mỹ trở thành nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới.

Đối với khô đậu, khi giá đã tăng lên trên vùng tâm lý 300, các buyers Việt Nam hầu như sẽ không pricing hàng thật tại vùng giá này, đã khiến thị trường thiếu đi lực mua và giá không còn mạnh hơn đậu tương và dầu đậu nành như những phiên trước đó. Dầu đậu nành là loại dầu thực vật, nên có thể sẽ bị tác động bởi xu hướng của giá dầu thô trong vài phiên tiếp theo.

 Dự đoán đậu tương tháng 5: Giá có thể sẽ tiếp tục tăng nhẹ 4 – 6 cents khi đóng cửa hôm nay, nếu các tin về Corona không có gì gây shock cho thị trường.

 Dự đoán khô đậu tháng 5: Giá có thể sẽ tăng theo đậu tương trong vài phiên tới.

 Dự đoán dầu đậu tương tháng 5:

Ngô đóng cửa tăng điểm trong ngày hôm qua, lấy lại toàn bộ số điểm đã mất trong phiên giảm điểm đầu tuần. Đến sáng nay, giá tiếp tục tăng nhẹ thêm và khiến các mô hình kĩ thuật không còn “bearish” như đầu tuần, dù vẫn đang ở dưới trendline giảm điểm trong ngắn – trung hạn. Tối qua, báo cáo Cung – cầu tháng 3 của USDA giữ nguyên toàn bộ số liệu cung – cầu đối với mùa vụ Mỹ 2019/20 và tồn kho cuối vụ ngô đạt 1.892 tỉ giạ, so với 2.114 năm ngoái. Đối với các số liệu cung – cầu thế giới, tồn kho cuối vụ dự báo đạt 297.34 triệu tấn, cao hơn mức 296.84 trong báo cáo trước đó và mức 320.81 triệu tấn năm ngoái. Sản lượng ngô của Argentina và Brazil vẫn được giữ nguyên dự đoán ở các mức 50.0 và 101.0 triệu tấn. Sản lượng ngô Nam Phi tăng dự báo thêm 1.5 triệu tấn, sản lượng ngô của Nga bị giảm nhẹ dự đoán trong báo cáo tháng này. Ngoài ra, thông tin đáng chú ý khác là xuất khẩu ngô của Ukraina trong niên vụ 2019/20 sẽ đạt 32.0 triệu tấn, cao hơn mức 31.0 triệu tấn trong báo cáo trước đó.

Cũng trong tối hôm qua, báo cáo của CONAB đã giảm nhẹ tổng sản lượng ngô của Brazil đi 400,000 tấn. Trong đó, sản lượng ngô vụ 1 của Brazil bị giảm dự báo do mùa vụ bị thiệt hại nghiêm trọng sau giai đoạn hạn hán kéo dài tại bang Rio Grande do Sul. Sản lượng ngô vụ 2 được tăng dự báo nhờ kỳ vọng nông dân Brazil sẽ tăng diện tích gieo trồng trong thời gian tới. Giá ngô tại Brazil đang ở mức hấp dẫn, kết hợp với đồng Real Brazil trượt giá mạnh so với Dollar Mỹ sẽ khiến nông dân muốn gieo trồng nhiều ngô hơn. Về thời tiết, nông dân Mỹ sẽ bắt đầu gieo trồng ngô trong vòng vài tuần tới, và giai đoạn gieo trồng nhanh nhất sẽ diễn ra vào cuối tháng 4 – đầu tháng 5. Thời tiết tại Midwest hiện tại chỉ ở mức trung bình, chưa có mưa nhiều và thuận lợi cho mùa vụ. Nếu khung thời tiết thiếu mưa này tiếp tục kéo dài, tiến độ gieo trồng ngô Mỹ năm nay sẽ phải chậm lại và có thể làm giảm diện tích gieo trồng (trong trường hợp xấu nhất).

 Dự đoán ngô tháng 5: Giá có thể sẽ ít thay đổi trong ngày hôm nay, nhiều khả năng giá sẽ chỉ biến động trong khoảng hẹp 3 – 5 cents.

Lúa mỳ đóng cửa tăng điểm nhẹ trong ngày hôm qua, nhờ lực mua xuất hiện bất ngờ vào cuối phiên đã đẩy được giá lên. Các thông tin cơ bản của lúa mỳ hầu như không có gì đặc biệt, kể cả các số liệu trong báo cáo WASDE tháng 3 của USDA, nên giá chủ yếu đang lên xuống theo các tín hiệu phân tích kĩ thuật. Trong báo cáo Cung – cầu tháng 3 của USDA, tất cả các số liệu cung – cầu của mùa vụ Mỹ 2019/20 đều không thay đổi so với báo cáo tháng trước. Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ được giữ nguyên ở mức 940 triệu giạ, so với mức 1.072 tỉ giạ năm ngoái. Đối với các số liệu thế giới, tồn kho cuối vụ 2019/20 dự báo đạt 287.14 triệu tấn, so với 288.03 năm ngoái. Sản lượng lúa mỳ Úc tiếp tục bị USDA giảm dự báo từ 15.6 xuống 15.2 triệu tấn. Sản lượng lúa mỳ Ấn Độ tăng từ 102.19 lên 103.60 triệu tấn. SẢn lượng lúa mỳ Argentina tăng từ 19.0 lên 19.5 triệu tấn. Về các số liệu xuất nhập khẩu, thông tin đáng chú ý nhất là xuất khẩu của Nga trong niên vụ 2019/20 được tăng dự báo từ 34.0 lên 35.0 triệu tấn.

Nhìn chung, các số liệu này không có tác động ngay lập tức đến xu hướng giá của lúa mỳ trên cả 3 sàn tại Mỹ. Nhưng cũng giúp chúng ta có được cái nhìn rõ hơn về sự thay đổi cung – cầu thế giới trong vòng 1 tháng qua. Sản lượng lúa mỳ Úc vẫn tiếp tục bị giảm dự đoán, cho thấy sản lượng hoàn toàn có thể ở dưới 15 triệu tấn, như các dự đoán bi quan nhất hiện nay. Trong khi đó, xuất khẩu lúa mỳ Nga được tăng dự đoán, cho thấy các chính sách hạn chế xuất khẩu của chính phủ Nga sẽ không ảnh hưởng nhiều tới xuất khẩu lúa mỳ của nước này trong năm nay. Giá lúa mỳ Nga đang ngày càng cạnh tranh hơn do đồng Ruble suy yếu, là nguyên nhân khiến thị trường kỳ vọng xuất khẩu lúa mỳ Nga sẽ có tốc độ nhanh hơn trong thời gian tới.

Về mùa vụ, thời tiết lúa mỳ vụ đông tại Mỹ vẫn đang ở mức trung bình. Chất lượng tăng – giảm thất thường đối với khu vực đồng bằng phía nam, trong khi vẫn có lo ngại ở khu vực các bang phía tây bắc với khung thời tiết thiếu mưa trong suốt vài tháng qua. Có lẽ phải đợi tới báo cáo Crop Progress đầu tiên của USDA trong năm 2020, thị trường mới có được cái nhìn rõ hơn về chất lượng lúa mỳ vụ đông tại Mỹ từ đầu tháng 12 tới nay.

 Dự đoán lúa mỳ tháng 5: Giá có thể sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong ngày hôm nay với mức tăng 3 – 5 cents.

Giaodich24