I. Đậu tương, khô đậu tương và dầu đậu tương

Đậu tương đóng cửa tăng điểm trong tuần trước với mức tăng trung bình. Trong khi đó, khô đậu đóng cửa với các mức thay đổi rất nhỏ, có diễn biến lình xình và giằng co trong ngắn hạn. Nhìn chung các thông tin cơ bản hiện nay không có gì mới và không thể tạo ra sự đột phá về mặt xu hướng.

Trong tuần trước, Trung Quốc đã liên tục có những hợp đồng mua đậu tương Mỹ, nhưng khối lượng mua hàng vẫn chỉ nằm trong tin đồn đã được tung ra thị trường trước đó. Đến cuối tuần, sau lời đe dọa áp thuế 1000 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thị trường lại quay trở lại nỗi sợ hãi của năm 2018, khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra khiến đậu tương Mỹ hầu như không thể bán sang đất nước nhập khẩu đậu tương số 1 thế giới này. Nếu không có sự kiềm chế, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung sẽ rất dễ bùng phát trở lại và ảnh hưởng nghiêm trọng tới kế hoạch mua hàng của Trung Quốc hiện nay. Trước đó, Trung Quốc tuyên bố sẽ mua 10 – 15 triệu tấn ngũ cốc và hạt lấy dầu để bổ sung tồn kho, và nhiều nguồn tin đồn đoán Trung Quốc sẽ tập trung mua nhiều đậu tương Mỹ trong thời gian tới, do giá đã rẻ hơn rất nhiều so với hồi đầu năm nay.

Về mùa vụ, Brazil đang ở cuối giai đoạn thu hoạch và hạn hán ở Rio Grande do Sul sẽ tiếp tục làm giảm các dự báo về sản lượng. Argentina không có mưa nhiều, sẽ khiến sản lượng đậu tương của nước này giảm dưới 50 triệu tấn, và kém từ 5 – 6 triệu tấn so với các kỳ vọng ban đầu. Còn đối với mùa vụ Mỹ, dù khởi đầu không quá tệ, nhưng khu vực Midwest vẫn chưa có mưa nhiều như mức cần đạt. Nêu khung thời tiết khô ráo này kéo dài sang tháng 5, giai đoạn gieo trồng và nảy mầm đậu tương Mỹ 2020 sẽ không tốt và ảnh hưởng tới chất lượng mùa vụ sau này.

• Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

o Tồn kho cuối vụ Mỹ 19/20 giảm mạnh so với năm ngoái.

o Sản lượng đậu tương Brazil và Argentina sẽ vẫn có chiều hướng bị giảm dự đoán trong các báo cáo tới, do thời tiết hạn hán và không có nhiều cải thiện đáng kể.

o Thời tiết giai đoạn đầu gieo trồng đậu tương Mỹ chỉ ở mức trung bình. Nếu không mưa kéo dài sang tháng 5, sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng các mùa vụ.

o Trung Quốc đang đẩy mạnh mua ngũ cốc, dự kiến sẽ liên tiếp mua đậu tương Mỹ trong thời gian tới.

• Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

o Diện tích gieo trồng đậu tương Mỹ 2020 dự báo sẽ tăng mạnh so với năm ngoái.

o Sản lượng đậu tương Brazil vẫn đang được dự đoán ở mức cao kỷ lục.

o Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có thể ảnh hưởng tới thương mại đậu tương giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian tới.

o Các nhá máy chế biến thịt tại Mỹ, Canad và Brazil đóng cửa làm giảm nhu cầu sử dụng TĂCN.

o Đồng Real Brazil tiếp tục trượt giá so với Dollar Mỹ, kích hoạt nhiều lệnh bán của nông dân Brazil.

 Dự đoán đậu tương tháng 7: Giá có thể sẽ tiếp tục giảm trong ngày hôm nay, trừ khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung tiếp tục leo thang căng thẳng.

 

 Dự đoán khô đậu tháng 7: Giá có thể sẽ hồi phục trở lại nhưng không tạo ra xu hướng tăng mà nhiều khả năng sẽ hình thành diễn biến đi ngang trong biên độ 290 - 293, Giaodich24 cho rằng giá giảm sẽ nhanh hơn.

 Dự đoán dầu đậu tương tháng 7:

II. Ngô

Ngô đóng cửa trái chiều trong tuần trước, khi các hợp đồng tháng gần giảm điểm, còn các hợp đồng từ tháng 12 trở đi đóng cửa tuần với sắc xanh. Đến sáng nay, sau khi mở cửa tuần này, ngô có gapdown nhỏ và giảm nhẹ sau đó. Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung có nguy cơ leo thang sau các phát ngôn của Mỹ và Úc liên tục nhắm vào Trung Quốc và đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch Covid-19. Điều này khiến Bắc Kinh rất tức giận và đe dọa sẽ đáp trả bằng kinh tế và thương mại. Nếu chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục nổ ra thêm một lần nữa, thị trường ngũ cốc thế giới sẽ rất có hồi phục trở lại.

Sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ mua thêm 10 – 15 triệu tấn ngũ cốc để bổ sung kho dự trữ chiến lược, các chuyên gia đều kỳ vọng Trung Quốc sẽ mua thêm ngô Mỹ trong thời gian tới, bởi giá ngô Mỹ đang là một trong những mặt hàng rẻ nhất thế giới, cạnh tranh hơn so với ngô Nam Mỹ và ngô biển Đen ở thời điểm này. Tuy nhiên, do lo ngại về chiến tranh thương mại, các kỳ vọng Trung Quốc mua ngô Mỹ sẽ ít hơn trong thời gian tới, khiến thị trường thiếu đi một thông tin “bullish” quan trọng.

Về mùa vụ, nhìn chung các mùa vụ tại cả Mỹ, Brazil và Argentina đều bị đánh giá ở dưới mức trung bình và vẫn đang là các thông tin “bullish” tiềm ẩn, hỗ trợ giá ngô ở trên mức 310 quan trọng. Nếu không có các thông tin này, với việc sản lượng ethanol bị giảm mạnh do Covid-19, giá ngô có thể đã sớm phá vỡ vùng giá 300 – 310 từ trước đó. Đối với mùa vụ Mỹ, nếu thời tiết tháng 5 này có mưa ít hơn mức cần đạt, chất lượng ngô trong giai đoạn nảy mầm sẽ không tốt và hoàn toàn có thể đẩy giá tăng trở lại trong cả tháng.

• Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

o Tồn kho cuối vụ ngô Mỹ 2019/20 sẽ có năm giảm thứ 3 liên tiếp.

o Tồn kho cuối vụ ngô thế giới 2019/20 cũng có năm giảm thứ 3 liên tiếp.

o Các dự báo thời tiết thiếu mưa tại Midwest sẽ tạo ra nhiều lo lắng đối với mùa vụ ngô Mỹ năm nay.

o Mùa vụ ngô tại Brazil và Argentina đều đang ở trong tình trạng hạn hán nghiêm trọng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới sản lượng trong các dự đoán tiếp theo.

o Trung Quốc có dấu hiệu đẩy mạnh mua nông sản Mỹ.

o Tại vùng giá thấp này, các buyers lớn tại châu Á sẽ tiến hành mua hàng thật cho nhu cầu còn lại của năm 2020.

• Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

o Diện tích gieo trồng ngô vụ 2020 dự báo sẽ tăng mạnh so với năm ngoái, cao hơn các dự đoán trước đó.

o Tồn kho cuối vụ ngô Mỹ 2019/20 được USDA tăng dự báo thêm 200 triệu giạ trong báo cáo tháng 4, do giảm nhu cầu sử dụng ngô cho ethanol.

o Tiến độ xuất khẩu ngô Mỹ vẫn đang chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra của USDA.

o Sản lượng ethanol của Mỹ tiếp tục giảm mạnh và dự báo sẽ giảm trong vòng 1 năm tới, do tác động từ các lệnh hạn chế di chuyển.

o Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có thẻ ảnh hưởng tới tiến độ mua hàng của Trung Quốc.

 Dự đoán ngô tháng 7: Giá có thể sẽ tiếp tục giảm nhẹ trong ngày hôm nay trước khi có các diễn biến tạo kênh xu hướng tiếp theo.

III. Lúa mỳ

Lúa mỳ đóng cửa giảm điểm trong tuần trước, với mức giảm của các tháng gần nhiều hơn so với các tháng xa. Sau khi mở cửa đầu tuần này, giá lúa mỳ tiếp tục có gapdown khá lớn và giảm thêm trong phiên sáng nay, do thời tiết có mưa thuận lợi hơn tại các vùng sản xuất lúa mỳ lớn trên thế giới. Mưa tại Pháp, Đức, Nga và vùng North Dakota – vùng có sản lượng lúa mỳ vụ đông lớn nhất cả nước, là nguyên nhân chính của mức giảm này.

Sang đến tuần này, thị trường cũng sẽ không có thêm nhiều thông tin cơ bản quan trọng, nên các sự thay đổi về thời tiết sẽ đóng vai trò quan trọng hơn bình thường, đặc biệt là thời tiết mùa vụ tại Mỹ. Đối với lúa mỳ vụ đông đã sắp bước vào thu hoạch, thời tiết hiện nay không còn quá nhiều tác động tới năng suất; nhưng lúa mỳ vụ xuân mới chỉ ở giai đoạn gieo trồng và nảy mầm nên sẽ rất nhạy cảm với thời tiết. Giaodich24 cho rằng giá lúa mỳ tăng hay giảm trong thời gian tới sẽ phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến thời tiết tại bang North Dakota.

Về thương mại, Trung Quốc được cho là đang hỏi mua lúa mỳ để bổ sung tồn kho, và lúa mỳ Mỹ cũng nằm trong số các nguồn cung có thể cạnh tranh được do giá FOB đang ở mức rẻ. Nhưng theo các chuyên gia, nế mua hàng, Trung Quốc cũng sẽ chỉ mua lúa mỳ Mỹ với số lượng ít, mà sẽ tập trung vào nguồn cung của Ukraina do lợi thế về logistics và chất lượng phù hợp hơn.

• Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):

o Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ 19/20 vẫn thấp hơn so với năm ngoái.

o Diện tích gieo trồng lúa mỳ vụ đông 2020 tại Mỹ dự báo ở mức thấp thứ 2 trong lịch sử.

o Chất lượng lúa mỳ vụ đông tại Mỹ có chiều hướng bị giảm trong báo cáo Crop Progress.

o Chất lượng lúa mỳ vụ xuân có thể sẽ chỉ ở mức trung bình do bang North Dakota không có mưa thuận lợi.

o Nga và Ukraina đều thông báo sẽ ngừng xuất khẩu nếu hạn ngạch đề ra trước đó bị vượt qua, sẽ tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung trong ngắn – trung hạn.

• Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):

o Tồn kho cuối vụ lúa mỳ Mỹ vẫn đang ở mức cao trong lịch sử. Tồn kho được tăng thêm trong báo cáo WASDE tháng 4.

o Tồn kho cuối vụ lúa mỳ thế giới đang được dự báo ở mức cao nhất trong lịch sử.

o Tiến độ xuất khẩu lúa mỳ Mỹ đang ở mức trung bình, và tốc độ xuất khẩu trong tháng 5 sẽ quyết định xuất khẩu có đạt kế hoạch mà USDA đề ra trước đó hay không.

 Dự đoán lúa mỳ tháng 7: Giá sẽ được hỗ trợ ở vùng giá 510 và dưới đó là hỗ trợ tâm lý 500. Giaodich24 dự đoán giá sẽ đảo chiều tăng trở lại nếu chạm mức hỗ trợ 500.

Giaodich24

Các thông tin khuyến nghị chỉ mang tính tham khảo***