Ngày hôm qua, thị trường hàng hóa nói chung và thị trường dầu thô đồng loạt giảm khi tâm lý bất ổn lan rộng từ thị trường chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch, giá Brent giảm mạnh 3.41% xuống 74.53 USD/thùng trong khi giá WTI giảm 2.38% xuống 73.37 USD/thùng.

Giá giảm là hệ quả tất yếu khi cuộc họp của OPEC+ kéo dài và chưa có kết quả nào được đưa ra. Tuy nhiên, dù kết quả cuộc họp diễn biến theo chiều hướng nào, thì sản lượng dầu thô cũng sẽ tăng trong thời gian tới: Theo thỏa thuận sơ bộ, tồn kho sẽ tăng 2 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nay, trong khi nếu liên minh OPEC+ bị phá vỡ, dù khó gây ra cuộc chiến giá giống Nga-Saudi Arabia năm ngoái, tuy nhiên các nước cũng sẽ đồng loạt gia tăng sản lượng để giành thị phần.

 

Theo ước tính của nhiều tổ chức hiện nay, tính riêng công suất dự phòng của OPEC hiện đang ở mức gần 6 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2021, trong số đó khoảng 3.6 triệu/thùng một ngày là từ Saudi Arabia (tính theo Báo cáo thị trường Dầu tháng 6 của OPE). Ngoài ra, 13 đồng minh khác, đặc biệt là Nga, cũng đang hạn chế công suất thực tế dưới thỏa thuận cắt giảm hiện tại. Theo ước tính, các nước có thể huy động công suất này trong vòng 90 ngày. Trong khi đó, thiếu hụt nguồn cung dầu thế giới trong quý III rơi vào khoản 1-2 triệu thùng/ngày. Do đó, nếu các nước sản xuất dầu lớn đồng loạt “mở van” cho sản lượng tăng trở lại, giá dầu có thể sẽ đồng loạt giảm sâu. Tuy nhiên đây là kịch bản xấu nhất mà các nước sẽ muốn tránh, do sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu hiện tại.

 

Giá đã phục hồi trở lại sau khi giảm sâu vào tối qua, khi thị trường chờ đợi các thông tin mới từ Báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn của EIA tối nay. Giá đang test lại mức 73.74 USD/thùng với các chỉ số kỹ thuật gợi ý giá sẽ vượt qua mốc này. Nếu báo cáo tối nay của EIA cho thấy triển vọng khả quan, giá có thể tiếp tục tiến đến vùng 73 USD/thùng tối nay.

Hồng Hoa