Phố Wall chốt tuần với diễn biến trái chiều. Cụ thể Dow Jones tăng 4% S&P 500 tăng 2.2% và Nasdaq giảm 0.6%.

Sau tuần giao dịch biến động với thị trường lên xuống theo hy vọng và nỗi sợ liên quan Covid-19, Cisco System tạo ra lực đẩy mạnh nhất cho S&P 500 sau khi báo cáo lợi nhuận quý III cho thấy xu hướng làm việc tại nhà giúp công ty hưởng lợi đáng kể. Walt Disney ghi nhận tăng trưởng mạnh trong mảng video trực tuyến và hoạt động tại các công viên chủ đề phục hồi phần nào giúp công ty hạn chế lỗ trong quý III.

“Ít nhất là hôm nay, dường như tâm lý liên quan vaccine tiềm năng đã kết hợp với những thông báo lợi nhuận tích cực từ nhiều công ty, giúp nhà đầu tư giữ hy vọng nền kinh tế có thể tiếp tục phục hồi”, Michael Arone, giám đốc đầu tư chiến lược tại State Street Global Advisors, nói.

Diễn biến vượt trộ của các lĩnh vực nhạy cảm với kinh tế như năng lượng, bất động sản và công nghiệp so với lĩnh vực tăng trưởng như công nghệ là dấu hiệu rõ ràng của “sự lạc quan về nền kinh tế”, theo Tom Martin, nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại Globalt Investments, Atlanta, bang Georgia.

Phố Wall giảm trong phiên 12/11 sau khi hơn 10 bang tại Mỹ ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới tăng gấp đôi trong hai tuần qua. Thị trưởng Chicago, bang Illinois, ra khuyến nghị làm việc tại nhà trong một tháng.

Tuy nhiên, một cố vấn cấp cao của tổng thống đắc cử Joe Biden cho biết không có kế hoạch phong tỏa toàn quốc trong năm 2021, thay vào đó là áp hạn chế với những vùng cụ thể, nơi virus lây lan đáng ngại.

Arone nhận định tránh được phong tỏa toàn quốc giúp một số nhà đầu tư vui mừng nhưng sự lạc quan đó có thể hơi quá. Ông dẫn lại các cảnh báo từ quan chức Fed về nguy cơ thiệt hại kinh tế từ do số ca nhiễm Covid-19 tăng cao và không có gói hỗ trợ kinh tế nào.

Martin cho rằng nhà đầu tư đang hy vọng có thêm tin về tiến triển trong nghiên cứu vaccine Covid-19, sau khi Moderna hồi đầu tuần thông báo có đủ dữ liệu để phân tích sơ bộ quá trình thử nghiệm giai đoạn cuối.

Mùa báo cáo lợi nhuận quý III đang dần kết thúc với 90% công ty thuộc S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh. Refinitiv IBES ước tính lợi nhuận quý III giảm 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái, cải thiện đáng kể so với dự báo giảm 21,4% đưa ra hôm 1/10..

Giá vàng thế giới tuần trước đã có ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 8 khi giảm hơn 100 USD/ounce, tương đương 4.5% hôm 9/11, cùng ngày Pfizer và BioNTech ra tin vaccine Covid-19. Giá vàng sau đó đi lên do nhà đầu tư tiếp tục mua vào để phòng hộ kịch bản Mỹ phong tỏa lần hai để ứng phó đại dịch.

Dollar Index chốt tuần tăng 0.57% nhờ kỳ vọng về vaccine Covid-19.

Đồng Real Brazil chốt tuần giảm 1.74%, sau khi tăng mạnh 6.61% trong tuần trước.

Giá dầu thô WTI chốt tuần tăng 8%, giá dầu thô Brent tăng 8%.

Thị trường năng lượng tăng đáng kể hồi đầu tuần sau khi Pfizer và BioNTech thông báo vaccine Covid-19 thử nghiệm do hai hãng dược phẩm phát triển có tỷ lệ hiệu quả 90%.

“Giá dầu sau đó giảm khi thị trường đánh giá ảnh hưởng lực cầu từ việc số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục đi lên ở Mỹ và châu Âu cùng các biện pháp hạn chế xã hội bổ sung”, Alexander Turro, chiến lược gia thị trường tại RJO Futures, Chicago, bang Illinois, cho biết.

Sau khi vượt ngưỡng cản lên trên 43 USD/thùng hôm 11/11, Turro lưu ý giá dầu WTI đã điều chỉnh về 42,89 – 38,31 USD/thùng “khi lực cầu thế giới yếu ớt tiếp tục là tiêu điểm”.

Tâm lý thị trường thêm tiêu cực khi Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) ngày 12/11 nhận định lực cầu dầu khó tăng đáng kể cho đến năm 2021, nếu vaccine thành công.

Số giàn khoan dầu tại Mỹ tăng thêm 10 lên 236 trong tuần trước, cao nhất kể từ tháng 5, theo số liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, phản ánh sản lượng tại Mỹ sắp tăng. Trong khi đó, số liệu từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho trong tuần kết thúc ngày 6/11 tăng 4,3 triệu thùng, trái ngược dự báo giảm 913.000 thùng.

OPEC ngày 11/11 hạ dự báo lực cầu, cho biết sức tiêu thụ sẽ phục hồi chậm hơn nữa trong năm 2021 hơn dự báo trước đó vì Covid-19. Bộ trưởng Năng lượng Algeria nói OPEC và đồng minh, tức OPEC+, có thể gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng 7,7 triệu thùng/ngày sang năm 2021 hoặc thắt chặt nguồn cung hơn nữa.

OPEC+ đang giảm sản lượng 7,7 triệu thùng/ngày và dự tính nới lỏng 2 triệu thùng/ngày vào đầu năm sau.