Phố Wall Các chỉ số đồng loại tăng điểm trong phiên hôm qua. Cụ thể Dow Jones tăng 1.51%, S&P 500 tăng 1.61% và Nasdaq tăng 1.87%.

11 lĩnh vực chính của S&P 500 chốt phiên trong sắc xanh trong đó năng lượng và tài chính tăng nhiều nhất.

Tuy nhiên, các chỉ số chỉ còn vài phiên nữa là kết thúc tháng 9 và đang trên đà có tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 3, khi thị trường rơi tự do vì nền kinh tế bị phong tỏa để ứng phó Covid-19. “Do đây là tháng yếu kém, một số đợt tái cân bằng có thể xuất hiện. Tái cân bằng sẽ phân bổ sang cổ phiếu và phần nào đã diễn ra ở phiên 28/9”.

Quý III kết thúc ngày 30/9 và dù có tháng 9 dự báo giảm, S&P 500 và Nasdaq vẫn trên đà có chuỗi tăng 2 quý tốt nhất lần lượt từ năm 2009 và 2000.

Thị trường gần đây chịu sức ép trong bối cảnh chưa có vaccine phòng Covid-19 và quốc hội Mỹ còn bất đồng về gói kích thích tài chính kế tiếp. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói các cuộc đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dự kiến tiếp tục trong ngày 28/9, cho thấy hai bên đang cố gắng đạt thỏa thuận.

Giá vàng thế giới mở đầu tuần này với phiên tăng nhờ USD rời đỉnh hai tháng nhưng đà đi lên bị hạn chế bởi diễn biến trên thị trường chứng khoán.

Dollar Index tiếp tục giảm 0.40% xuống 94.27.

Đồng Real Brazil tiếp tục giảm mạnh 1.80% trong phiên đầu tuần này.

Giá dầu thô WTI tăng 0.87%, giá dầu thô Brent tăng 1.22%

Phố Wall ngày 28/9 tăng điểm trong bối cảnh các cuộc đàm phán tại Washington về gói kích thích tài chính tiếp tục, sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ngày 27/9 nói có thể đạt thỏa thuận với Nhà Trắng.

USD suy yếu cũng góp phần thúc đẩy thị trường dầu thô. Tuy nhiên, Covid-19, khiến lực cầu năng lượng giảm đáng kể, đã cản trở đà tăng của giá dầu.

Một số bang ở trung tây Mỹ ghi nhận số ca xét nghiệm dương tính tăng 25%, số ca nhiễm mới hàng ngày lên tới 46.000, vượt xa mức 35.000 ca/ngày cách đây hai tuần.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói thị trường dầu vài tháng qua ổn định nhưng cảnh báo về làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai.

Bất chấp nỗ lực từ OPEC và đồng minh, tức OPEC+, trong giảm sản lượng, nguồn cung đang gia tăng từ các thành viên như Iran và Libya.

Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo ngày 27/9 nói tồn kho dầu thương mại tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) chỉ nên cao hơn một chút so với trung bình 5 năm trong quý I/2021 sau đó giảm.

Một trong những cuộc đụng độ căng thẳng nhất giữa Armenia và Azerbaijan kể từ năm 2016 nổ ra cuối tuần trước, dấy lên lo ngại về ổn định tại vùng Nam Kavkaz, hành lang các đường ống dẫn dầu và khí đốt ra thị trường thế giới.