CBOT: Lúa mỳ gặp lực cản ở mức 550 và đảo chiều giảm khá mạnh

Thị trường lúa mỳ vẫn đang tiếp tục những phiên giao dịch rất sôi động với khoảng giao dịch lớn, là điểm sáng trong bối cảnh các mặt hàng khác trên sàn CBOT đều giao dịch khá ảm đạm trong vài ngày qua. Các thông tin cơ bản mới không còn gây bất ngờ khiến giá ngô hay đậu tương chỉ có các bước điều chỉnh và chưa thể tạo được xu hướng mới một cách rõ ràng.

Đậu tương đóng cửa ngày hôm qua với mức tăng gần 1% sau khi Bộ nông nghiệp Mỹ – USDA xác nhận hợp đồng bán 522,000 tấn đậu tương cho Trung Quốc. Tuy nhiên khối lượng này thấp hơn so với tin đồn Trung Quốc đã mua ít nhất 10 tàu đậu tương trước đó, nên thị trường cũng chỉ tăng nhẹ. Ngoài ra, số liệu bán hàng đậu tương giảm tới 67% trong báo cáo Export Sales cũng là nguyên nhân khiến mức tăng bị hạn chế trong ngày hôm qua. Đậu tương hiện vẫn ở dưới kháng cự tâm lý 900 nên mô hình kĩ thuật nhìn chung vẫn yếu. Chỉ khi nào vượt xa mức 900 này, có thể phải vượt cả mức 910 thì xu hướng tăng mới trở nên rõ ràng hơn và giá mới có thể bật tăng thật sự mạnh sau đó.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1594946659-2678.png

Khô đậu tương và dầu đậu tương cùng tăng theo đậu tương trong phiên hôm qua, nhưng mức tăng của dầu đậu tương mạnh hơn. Tác động từ thông tin chính phủ Argentina không có kế hoạch tăng thuế xuất khẩu nông sản có tác động lớn tới hai mặt hàng này bởi Argentina là quốc gia xuất khẩu khô đậu tương và dầu đậu tương lớn nhất trên thế giới.  Giá dầu đậu tương trong phiên hôm qua đóng cửa tăng 1.6% lên mức 29.84 cents/pound, cao nhất kể từ đầu tháng 3 đến nay và đã vượt qua ngưỡng kháng cự cứng ở mức giá 29.50. Mặc dù cả thị trường dầu cọ lẫn dầu thô thế giới đều giảm do số ca nhiễm Covid-19 mới tăng vọt trở lại trong ngày hôm qua, nhưng giá dầu đậu tương được hỗ trợ do tình trạng thiếu hụt nguồn cung tại Nam Mỹ.  Từ đầu niên vụ đến nay, cả Brazil và Argentina đều đẩy mạnh xuất khẩu đậu tương, do nhu cầu cao từ phía Trung Quốc, cùng với việc giá dầu đậu tương suy giảm. Việc thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu cho các nhà máy ép dầu trong nước khiến một số thương nhân gần đây đã tìm cách mua bù các nghĩa vụ xuất khẩu đã bán trước đó để cung cấp cho thị trường nội địa với mức chênh lệch cao. Dẫn dến việc giá dầu đậu tương tăng mạnh liên tiếp trong 3 phiên gần đây.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1594946659-493.png

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1594946659-3256.png

Ngô đóng cửa tăng trong ngày hôm qua nhờ báo cáo Export Sales với số liệu bán hàng tăng mạnh so với tuần trước và trung bình 4 tuần qua. Giao hàng tuy giảm nhẹ nhưng cũng ở trên 1 triệu tấn, có thể coi là số liệu tốt đối với thị trường. Trung Quốc hiện nay đang liên tục giải phóng tồn kho và mua các hợp đồng ngô mới để bù vào số lượng tồn kho này. Kể từ sau đại dịch Covid-19, chính phủ Trung Quốc có vẻ như đã thay đổi chính sách về tồn kho ngô, chuyển từ giảm tồn kho sang việc tăng cường dự trữ chiến lược đề phòng các thiên tai và sau giai đoạn lũ lụt lịch sử hiện nay, Trung Quốc có thể sẽ còn tiếp tục tăng cường mua thêm nhiều nông sản nữa. Đây sẽ là cơ hội để Trung Quốc có thể mua ngô Mỹ với mức giá rất tốt như hiện nay. Tính từ cuối tuần trước tới nay, Trung Quốc đã mua gần 3.5 triệu tấn ngô Mỹ, là con số lớn nếu so với mức nhập khẩu ngô của nước này, chiếm 40 – 50% tổng lượng nhập khẩu cả năm trong vài năm trở lại đây. Đối với Mỹ, xuất khẩu lượng lớn ngô trong thời gian ngắn cũng sẽ giúp giảm áp lực xuất khẩu và có thể khiến các dự đoán về tồn kho cuối vụ ngô sẽ có chiều hướng giảm đi trong các báo cáo tới. Đây sẽ là thông tin “bullish” đối với ngô.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1594946659-5131.png

Lúa mỳ đóng cửa giảm mạnh trở lại, không nằm ngoài dự đoán của Giaodich24 khi giá gặp kháng cự ở mức tâm lý 550 rất quan trọng. Mặc dù đã phá vỡ trendline giảm điểm kĩ thuật trước đó, nhưng tín hiệu “bullish” của lúa mỳ cần phải được xác nhận lại bằng 1 phiên tăng điểm hoặc ở trên 550. Nhưng sau phiên hôm qua, khi giá bị giảm sâu dưới 550 thì các tín hiệu “bullish” đã không còn và thị trường sẽ quay trở lại xu hướng giằng co ở dưới vùng tâm lý quan trọng này. Báo cáo Export Sales của lúa mỳ tốt, và sản lượng lúa mỳ của EU bị giảm dự báo là các thông tin hỗ trợ giá tăng. Nhưng các phiên tăng trước đó của lúa mỳ đã rất mạnh và đã phản ánh có phần thái quá các thông tin này, cộng thêm việc USDA chưa xác nhận tin đồn bán 2 tàu lúa mỳ Soft Red Winter cho Trung Quốc trong báo cáo Daily Export Sales tối qua, khiến thị trường thất vọng và khiến lúa mỳ điều chỉnh giảm khá nhiều trong phiên tối.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1594946659-4877.png

 

Giaodich24