Ngay cả khí giá cả tăng cao và nhiều thương nhân dự đoán rằng thị trường sẽ thâm hụt ngày càng nghiêm trọng trong phần còn lại của năm, Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia cho biết phải có cách tiếp cận thận trọng trong việc tăng sản lượng.

Giá dầu thô trên thị trường kỳ hạn phản ánh nguồn cung thắt chặt, với mức tăng gần 70%, một phần là nhờ thông tin vaccine thử nghiệm thành công được công bố đầu tháng 11/2020. Thị trường hiện vẫn đang trong trạng thái “backwardation”, cho thấy các nhà giao dịch kỳ vọng rằng dự trữ sẽ cạn kiệt nhanh chóng.

Sự bất đồng quan điểm giữa Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia và các thương nhân về cung – cầu thị trường đã trở nên phổ biến trong chu kỳ giá cả. Ông và các nhà sản xuất khác trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+) dường như lạc quan quá mức về sự phục hồi nhu cầu trong thời gian tới.

Một nguyên nhân chính có thể là về mặt tài chính khi nhiều quốc gia trong nhóm đã phải gặp khó khăn do cắt giảm sản lượng, khiến doanh thu sụt giảm. Giá cả tăng là có lợi cho chính phủ các nước sản xuất trong ngắn hạn, ngay cả khi điều này dẫn đến việc sản xuất quá mức và 1 đợt giá giảm mạnh trong dài hạn. Sự chậm chạp của OPEC trong việc tăng sản lượng thường khiến tồn kho giảm xuống dưới mức trung bình và làm cho giá tăng mạnh cho đến khi sản lượng từ các nước ngoài OPEC tăng mạnh và khiến giá đảo chiều.

Trong phát biểu tuần này, Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia nói rằng các thương nhân và nhà phân tích không nên dự đoán phản ứng của OPEC+ với đợt tăng giá gần đây. “Đừng cố dự đoán những điều không thể đoán trước được”, ông nói thêm.

Trên thực tế, chu kỳ giá cả và phản ứng của OPEC+ đều có thể dự đoán được vì chúng tuân theo 1 trình tự quen thuộc. Mỗi chu kỳ giá đều khác nhau, 1 số được kích hoạt bởi suy thoái kinh tế, 1 số khác là do chiến tranh sản lượng. Các bộ trưởng OPEC+ có thể thay đổi nhưng khuôn khổ đưa ra quyết định của họ hầu như là giống nhau.

Chu kỳ có thể được chia ra thành 1 loạt các giai đoạn khác nhau. Việc hàng tồn kho giảm trong thời gian gần đây khiến giá giao ngay tăng và tạo ra tình trạng “backwardation” cho thấy thị trường đang tiến tới đỉnh. Trong các chu kỳ trước, việc gia hạn sản lượng của OPEC sẽ giảm bớt tại thời điểm này (giai đoạn 2), khiến giá tăng và từ đó tăng sản lượng (giai đoạn 3).

Giá tăng mạnh trong thời gian qua dường như đang đi theo cùng 1 mô hình. Trong cuối năm 2020 và đầu năm 2021, 1 vài thành viên OPEC+ đã thúc đẩy tăng sản lượng và việc tuân thủ thỏa thuận của 1 số thành viên dần yếu đi. Với việc giá cả tăng cao, OPEC+ đang phải đối mặt với những lời kêu gọi tăng sản lượng.

Chart, bar chartDescription automatically generated

Nguồn: mxvnews.com