Lúa mỳ giảm mạnh trở lại trong tuần vừa rồi, xóa bỏ gần như toàn bộ mức tăng của tuần trước đó. Không có thêm các thông tin cơ bản nào đáng chú ý đối với giá lúa mỳ trong suốt cả tuần vừa rồi, vì thế, diễn biến của giá lúa mỳ vẫn chịu tác động chủ yếu bởi yếu tố đầu cơ và kỹ thuật. Các quỹ đầu cơ gần như đã thoát toàn bộ trạng thái mua ròng đang nắm giữ trong tuần vừa rồi, cũng khiến lực bán áp đảo, đặc biết là phiên đầu tuần trước. Bên cạnh đấy, việc đồng Dollar tăng mạnh trở lại khiến cho giá lúa mỳ xuất khẩu của Mỹ trở nên kém cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác. Do nguồn cung của lúa mỳ phân bổ rộng khắp trên thế giới, không bị tập trung ở một số nước chủ chốt giống như đậu tương hay ngô, nên tác động từ đồng Dollar lên giá lúa mỳ sẽ rõ rệt hơn so với 2 mặt hàng kia khá nhiều. Việc thiếu vắng các đơn hàng từ những nước nhập khẩu lớn trong cuối tuần trước cũng làm cho giá lúa mỳ không nhận được nhiều lực hỗ trợ.

Tình hình thời tiết dường như đang là yếu tỗ hỗ trợ giá duy nhất đối với lúa mỳ. Tuy nhiên giống như Giaodich24 đã phân tích từ trước, thời điểm này vẫn còn quá sớm để có thể đưa ra các số liệu cụ thể về mức độ ảnh hưởng, nên phản ứng của thị trường là không đáng kể. Nga sắp tới sẽ tính toán để đưa ra hạn ngạch xuất khẩu lúa mỳ cho nửa sau của niên vụ 20/21. Mức hạn ngạch này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng thu được thực tế và thường luôn có tác động đáng kể đến thị trường. Vì thế, với các thông tin hiện tại thì nhiều khả năng lúa mỳ vẫn sẽ chỉ ở dưới mức 550 trong thời gian tới. Và nếu các nước nhập khẩu tranh thủ đẩy mạnh mua hàng ở vùng giá thấp mới có thể giúp giá tăng trở lại.

  • Các yếu tố Bullish (khiến giá tăng):
  • Thời tiết vùng đồng bằng phía nam của Mỹ đang không thuận lợi cho việc gieo trồng lúa mỳ vụ đông.
  • Sản lượng lúa mỳ niên vụ 20/21 dự kiến ở mức 17.5 triệu tấn, giảm 16.7% so với mức 21 triệu tấn trong dự báo từ đầu niên vụ.
  • Các quốc gia ở biển Đen như Ukraina và Nga cũng đang phải gieo trồng mùa vụ lúa mỳ mới trên điều kiện đất khô, khá rủi ro cho năng suất niên vụ tới.
  • Các yếu tố Bearish (khiến giá giảm):
  • Diện tích trồng lúa mỳ vụ đông của Mỹ niên vụ 21/22 được Tạp chí Farm Futures dự báo tăng 4% lên 12.6 triệu héc-ta.
  • Đồng Dollar Mỹ tăng mạnh trở lại trong tuần trước khiến giá lúa mỳ CBOT kém hấp dẫn đối với các nước nhập khẩu.
  • Thời tiết tại Úc đang thuận lợi cho mùa vụ lúa mỳ đang diễn ra tại đây, trong bối cảnh sản lượng năm nay dự báo sẽ tăng mạnh trở lại sau 3 năm liền bị hạn hán.

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá lúa mỳ có thể sẽ dao dộng trong khoảng 530 – 550 một vài phiên tới. Giá khó có thể giảm sâu hơn dưới mức 530 tại thời điểm này.

 

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 12 (ZWZ20): Giá đang giảm nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở trên mức 0.

StochF đang hướng xuống, ở dưới đường trung bình.

RSI đang đi ngang, ở trên đường trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng trung bình.

  • Kháng cự: 555 ; 568
  • Hỗ trợ: 540 ; 520

=> Mô hình kĩ thuật đang trong giai đoạn điều chỉnh trên xu hướng “bullish” trong trung hạn.

Giaodich24