Bất chấp dự đoán rằng nhu cầu dầu toàn cầu đã đạt đỉnh vào năm 2019, một báo cáo mới của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy giả định này có thể đã bị phóng đại vì nhu cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2026.

Những đổi mới trong năng lượng tái tạo và sụt giảm nhu cầu do đại dịch đã khiến các chuyên gia tin rằng kỷ nguyên dầu mỏ đang dần tan biến. Tuy nhiên, khi thị trường châu Á phát triển và nhu cầu tại nhiều quốc gia có khả năng trở lại mức trước đại dịch, điều này có thể sẽ không xảy ra.

Theo IEA, nhu cầu dầu có thể chạm mức trước đại dịch trong vòng 2 năm tới. Vào năm 2023, sản lượng dầu có thể vượt quá 100 triệu thùng/ngày nếu như nhu cầu toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ở mức hiện tại, đặc biệt là ở châu Á. Trong khi nhu cầu có thể không trở lại mức trước đại dịch tại các quốc gia phát triển thì nhu cầu tại các nước đang phát triển sẽ là nhân tố chính giúp cho nhu cầu toàn cầu tăng.

Trong vòng 5 năm tới, châu Á dự kiến sẽ chiếm khoảng 90% nhu cầu toàn cầu. Mặc dù tốc độ tăng trưởng sẽ không như năm 2019 nhưng tăng trưởng dân số sẽ khiến cho nhu cầu dầu tăng tại các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc.

Khi các nền kinh tế trên toàn cầu ổn định và vaccine cho thấy hiệu quả, ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ tiếp tục đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho đến khi các năng lượng tái tạo và năng lượng xanh buộc các quốc gia phải hướng tới những giải pháp thay thế.

Chart, line chartDescription automatically generated

Nguồn: mxvnews.com