Theo đó, sản lượng tại mỏ Groningen sẽ bị cắt giảm hơn 50% xuống còn 3,9 tỷ m3 (bcm) trong một năm tính đến tháng 10/2022 và đây sẽ là năm cuối cùng quốc gia này sản xuất hydrocarbon.
Năm 2019, chính phủ Hà Lan cũng từng tuyên bố sẽ ngừng sản xuất khí đốt vào giữa 2022 để hạn chế rủi ro địa chấn trong khu vực. Chỉ được khai thác trong trường hợp quốc gia gặp điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhưng rất ít cơ sở được giữ ở tình trạng chờ. Để các cơ sở này duy trì hoạt động, họ phải chiết xuất khoảng 1,5 bcm khí đốt mỗi năm cho đến khi một điểm lưu trữ khí đốt chính có thể được chuyển sang sử dụng khí nhiệt lượng thấp nhập khẩu, thay vì khí nhiệt lượng cao mà mỏ Groningen cung cấp.
Trước đó, chính phủ nước này cho biết họ dự kiến chuyển đổi cơ sở lưu trữ trong giai đoạn 2025 – 2028, nhưng sau đó đã yêu cầu các cơ quan quản lý xem có thể tiến hành nhanh hơn không.
Giá khí đốt ở châu Âu và Anh nhiều lần lên cao kỷ lục trong tháng 9 do nguồn cung thiết hụt, sản xuất gián đoạn, các công trình được sửa chữa và thiếu đầu tư. Tuy nhiên, điều này không làm thay đổi triển vọng đối với Groningen. Nhiều công ty hoạt động ở Hà Lan, như các nhà sản xuất nhôm, kẽm và amoniac lớn, cho biết họ sẽ giảm sản lượng tại các cơ sở ở quốc gia này do giá năng lượng lên cao. Là nguồn cung khí đốt chính cho châu Âu trong nhiều thập kỷ qua, sản lượng ở Groningen đạt mức cao nhất là 88 bcm vào năm 1976, sau đó giảm xuống gần 30 bcm vào 5 năm trước. Việc chiết xuất khí đốt nhanh chóng trở thành vấn đề lớn của Hà Lan trong những năm gần đây khi hoạt động sản xuất khí đốt gây ra một loạt địa chấn, làm hư hại các nhà dân và tòa nhà trong khu vực.

Nguồn: Dong Hai/Investing