Dầu thô Brent giảm 81US cent, tương đương 1%, xuống 74,60 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI) giao giảm 69 US cent, tương đương 0,9% xuống 73,26 USD/thùng.

Edward Moya, nhà phân tích cấp cao của OANDA cho biết: “Trung Quốc đang dẫn đầu sự phục hồi kinh tế ở châu Á và nếu sự suy thoái ngày càng sâu sắc, lo ngại rằng triển vọng toàn cầu sẽ sụt giảm đáng kể”.

"Triển vọng nhu cầu dầu thô đang ở mức không ổn định và điều đó có thể sẽ không cải thiện cho đến khi việc tiêm chủng toàn cầu được cải thiện."

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc trong tháng 7 với tốc độ chậm nhất trong gần một năm rưỡi do chi phí nguyên liệu thô cao hơn, bảo trì thiết bị và thời tiết khắc nghiệt đè nặng lên hoạt động kinh doanh, làm tăng thêm lo ngại về sự suy thoái của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tác động đến giá, một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy sản lượng dầu từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong tháng 7 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020, khi nhóm này tiếp tục nới lỏng hạn chế sản lượng theo thỏa thuận với các đồng minh và nhà xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia.

Trong khi các ca nhiễm virus corona tiếp tục gia tăng trên toàn cầu, các nhà phân tích cho biết tỷ lệ tiêm chủng cao hơn sẽ hạn các đợt đóng cửa khắc nghiệt đã làm giảm nhu cầu trong thời kỳ cao điểm của đại dịch năm ngoái.

Mỹ sẽ không đóng cửa một lần nữa để hạn chế COVID-19 nhưng "mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn" khi biến thể Delta gia tăng.

Trong khi đó, mức tiêu thụ xăng hàng ngày của Ấn Độ đã vượt quá mức trước đại dịch vào tháng trước khi các bang nới lỏng việc hạn chế do COVID-19, trong khi doanh số bán xăng thấp, báo hiệu hoạt động công nghiệp trong tháng Bảy đã giảm bớt.

Sản lượng dầu của OPEC đã tăng trong tháng 7 lên mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020, một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy, khi khối này tiếp tục nới lỏng hạn chế sản lượng theo thỏa thuận với các đồng minh.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đã bơm 26,72 triệu thùng/ngày (bpd), tăng 610.000 thùng/ngày so với ước tính sửa đổi hồi tháng Sáu. Sản lượng đã tăng hàng tháng kể từ tháng 6 năm 2020 ngoài tháng 2.

OPEC và các đồng minh, được gọi là OPEC +, đã thỏa thuận cắt giảm sản lượng kỷ lục vào tháng 4 năm 2020, khi nhu cầu và nền kinh tế phục hồi. Với việc giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 1/2 năm.

Saudi Arabia đã tăng mạnh nhất trong tháng 7 là 460.000 thùng/ngày.

Nguồn hàng lớn thứ hai đến từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, tăng thêm 40.000 thùng/ngày theo hạn ngạch mới. Kuwait và Nigeria mỗi nước tăng thêm 30.000 thùng/ngày, trong khi sản lượng tại nhà sản xuất số 2 của OPEC là Iraq tăng 20.000 thùng/ngày.

Iran, quốc gia đã cố gắng tăng xuất khẩu kể từ quý IV bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ, đã không tạo ra một sự thúc đẩy nào nữa trong tháng này, cuộc khảo sát cho thấy. Nước này được miễn trừ khỏi việc hạn chế nguồn cung của OPEC do các lệnh trừng phạt.

Trong số hai nhà sản xuất khác được miễn hạn chế, Venezuela đã cố gắng bơm nhiều hơn trong khi sản lượng của Libya vẫn ổn định.

Giá dầu đã tăng 44% trong năm nay nhờ sự phục hồi nhu cầu và hạn chế nguồn cung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh, được gọi là OPEC +.

Nguồn: VITIC/Reuters