Các nhà máy lọc dầu Đông Nam Á đang phải chịu áp lực trong việc giảm tỷ lệ vận hành và hạn chế nhập khẩu sản phẩm chưng cất nhẹ do triển vọng phục hồi nhiên liệu kém.

Theo nguồn tin từ các nhà máy lọc dầu ở Indonesia và Thái Lan, phục hồi trong nhu cầu của Đông Nam Á, đặc biệt là đối với nhiên liệu vận tải, có thể sẽ chậm hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến hơn do tốc độ tiêm chủng chậm.

Với Mỹ, Anh và nhiều quốc gia Tây Âu dẫn đầu xu hướng tiêm chủng trên toàn cầu và tốc độ tiêm chủng vượt trội của Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, nhiều nước Đông Nam Á dự kiến sẽ tụt hậu đáng kể trong việc tiêm chủng do thiếu cơ sở hạ tầng và cơ sở y tế. Do đó, các nhà máy lọc dầu tại đây đang phải vật lộn với tình trạng dư thừa các sản phẩm lọc dầu, đặc biệt là khi nhu cầu nhiên liệu vận tải giảm trong vài tháng qua.

Tại Malaysia, sản lượng xăng trong tháng 04/2021 đã tăng lên 474,289 tấn, gần gấp đôi so với mức 223,795 tấn trong tháng 03/2021. Nguyên nhân chính là do các nhà máy lọc dầu trong nước tăng cường sản xuất với dự đoán rằng nhu cầu sẽ được cải thiện trước khi kỷ niệm tháng Ramadan từ ngày 12/04 – 12/05. Tuy nhiên, sản lượng dự kiến sẽ giảm trong tháng 5 và sẽ được hạn chế kể từ tháng 6 vì hoạt động lái xe chững lại do các hạn chế di chuyển được áp dụng vào giữa tháng 5. Theo khảo sát của S&P Global Platts, sản lượng xăng của Malaysia trong 2 tháng tới sẽ không vượt quá 440,000 tấn.

Theo dữ liệu của Đại Học Hopkins, số ca nhiễm tại Malaysia đã đạt đỉnh 9,020 người/ngày vào ngày 29/05 và hoạt động lái xe sau đó đã giảm từ 40% trên mức cơ bản xuống 37% dưới mức cơ bản tính đến ngày 09/06.

Nguồn: mxvnews.com