CBOT: Các sản phẩm nhóm đậu tương bất ngờ giảm mạnh trong phiên đầu tuần

Các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên sàn CBOT đồng loạt giảm mạnh ngay trong phiên đầu tuần, ngoại trừ mức tăng của giá lúa mỳ.

Các thông tin về mùa vụ tại Nam Mỹ, cùng với việc Trung Quốc chưa mua hàng trở lại vẫn đã tạo sức ép lớn lên giá hầu hết các mặt hàng ngay khi vừa mở cửa phiên tối. Kết hợp cùng với tâm lý chốt lời của giới đầu cơ đã khiến giả giảm mạnh.

Đậu tương kết thúc ngày hôm qua với mức giảm sâu đến hơn 30 cents. Sau báo cáo Cung – cầu thế giới tháng 10, với việc USDA nâng dự báo nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc niên vụ 20/21 thêm 1 triệu tấn, lên mức kỷ lục 100 triệu tấn, trong khi dự báo xuất khẩu của Brazil và Argentina đều giữ nguyên. Nghĩa là toàn bộ mức tăng này đều do Trung Quốc dự kiến sẽ mua nhiều đậu tương của Mỹ hơn trong thời gian tới. Kết hợp với việc Trung Quốc vừa kết thúc kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh kéo dài 8 ngày, đã tạo ra tâm lý kỳ vọng của thị trường rằng nước này sẽ đẩy mạnh mua hàng trở lại. Vì thế, khi không có đơn hàng mới nào trong báo cáo Daily Export Sales hôm này khiến nỗi thất vong bao trùm lên giá toàn bộ các sản phẩm nhóm đậu tương, khiến giá giảm mạnh ngay sau khi mở cửa.

Mặc dù nhận được lực mua tại mức hỗ trỡ tâm lý 1050, nhưng với việc thời tiết Brazil được dự báo sẽ cải thiện trong thời gian tới, làm cho thị trường không còn cảm thấy lo ngại về việc nguồn cung sẽ thiếu hụt như tuần trước, khiến lực hỗ trợ này là không đáng kể. Thời tiết tại Midwest đang rất thuận lợi cho việc thu hoạch suốt từ cuối tháng 9 đến nay khiến cho nông dân tranh thủ đẩy mạnh bán hàng do lo ngại giá còn giảm thêm đã tiếp tục tạo sức ép lớn lên giá. Và khi rơi khỏi mức hỗ trợ đã kích hoạt một loạt lệnh stoploss tại vùng giá 1050 khiến giá đậu tương duy trì lực bán áo đảo đến cuối phiên.

Dầu đậu tương và khô đậu tương hoàn toàn đi theo xu hướng của giá đậu tương và đã có một phiên hiếm hoi thay đổi cùng biên độ. Thời tiết tốt lên khiến áp lực nguồn cung đậu tương giảm bớt, và giúp cho giá khô đậu cũng giảm mạnh. Trong khi đó, con bão Delta đã kết thúc và các cảng trở lại hoạt động bình thường, đã tạo sức ép lên giá các mặt hàng nông sản nói chung và dầu đậu tương nói riêng. Giá dầu đậu tương hiện đã lại giảm về vùng dao động 33.00 – 34.00, tuy nhiên trong bối cảnh dầu cọ đang tăng đến phiên thứ 6 liên tiếp, sẽ giúp cho giá dầu đậu tương được hỗ trợ phần nào trong phiên hôm nay. Trong khi đó, giá khô đậu tương sẽ chủ yếu đi theo diễn biến của giá đậu tương và nhiều khả năng sẽ chưa tăng lại nếu không có đơn hàng mới nào trong hôm nay.

Ngô kết thúc phiên đầu tuần cũng giảm 1.6% theo đà kéo của giá đậu tương. Giá ngô đã tăng trong phiên sáng lên sát gần mức 400. Tuy nhiên các thông tin “bullish” hiện nay hầu như đã được phản ánh hết vào giá, vì thế việc không có thêm thông tin nào đủ mạnh trong ngày hôm qua khiến cho giá không vượt lên được và nhận được rất nhiều lực bán chốt lời tại vùng giá này của giới đầu cơ. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến giá ngô giảm mạnh ngay khi mở cửa phiên tối và duy trì đà giảm trong suốt cả phiên. Giá ngô đóng cửa ở ngay vùng hỗ trợ 390, cùng các thông tin “bullish” từ việc sản lượng ngô Ukraine tiếp tục bị hạ dự báo xuống mức 32.5 triệu tấn trong báo cáo mới nhất của UGA. Nhập khẩu ngô của Việt Nam cũng tăng gần 10% so với tháng 8, lên mức 1.43 triệu tấn. Đây sẽ là các thông tin khá quan trọng giúp giá ngô vẫn có thể duy giữ được vùng giá hiện tại trong một vài phiên tới đây.

Lúa mỳ tiếp tục gây bất ngờ một lần nữa khi đã có phiên giao dịch rung lắc dữ dội nhưng vẫn giữ được sắc xanh khi mở cửa. Giá lúa mỳ cũng đã tăng mạnh trong phiên sáng nhưng bị lực bán kỹ thuật ở vùng giá 600 dội ngược trở lại. Giá giảm một mạch xuống sát vùng hỗ trợ 588 – 590 rồi tăng ngược ngay trở lại. Mặc dù lúa mỳ chịu áp lực từ mức giảm của ngô, nhưng điều kiện thời tiết ở các vùng gieo trồng chính vẫn chưa có dấu hiện cải thiện đáng kể nào. Việc giá chưa vượt trở lại 600 đang khiến các quốc gia nhập khẩu có thể tranh thủ mua hàng trong thời gian tới., cũng là yếu tố hỗ trợ giá lúa mỳ hồi phục lại vào cuối phiên. Áp lực lớn nhất hiện tại lên giá lúa mỳ vẫn là số liệu tồn kho thế giới niên vụ 20/21 cao hơn 2 triệu tấn so với báo cáo tháng 9. Các tác động có phần cân bằng đến giá lúa mỳ nhiều khả năng sẽ giúp cho lúa mỳ tiếp tục đi ngang trong tuần này.