CBOT: Khô đậu tương tiếp tục giảm do dầu đậu tương lên cao nhất 4 tháng

Giá các hợp đồng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên sàn CBOT có sự trái chiều trong ngày hôm qua, do thị trường bị tác động bởi các thông tin cơ bản khác nhau.

Đậu tương đóng cửa trong sắc xanh với mức tăng lớn dần đối với các hợp đồng tháng xa hơn. Giá tăng khá tốt trong phiên sáng, nhưng khi gặp kháng cự tâm lý ở vùng giá 900, thêm một lần nữa đậu tương bị đẩy xuống và điều này càng giúp kháng cự 900 mạnh hơn. Với việc chất lượng đậu tương tiếp tục được USDA tăng thêm 1% trong báo cáo Crop Progress rạng sáng nay, đậu tương xuất hiện gapdown và có thể sẽ tiếp tục giảm thêm nữa. Mặc dù thời tiết không quá thuận lợi, khi lượng mưa và vùng mưa đều bị hạn chế ở Midwest, nhưng USDA đã liên tục tăng chất lượng đậu tương trong các báo cáo gần đây, tạo ra một số nghi ngờ của các hãng tin về tính xác thực trong báo cáo này. Với diễn biến hiện nay, khoảng giao dịch 880 – 900 vẫn sẽ là khoảng giao dịch rất cứng của đậu tương trong thời gian tới.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1596501109-4878.png

Dầu đậu tương đã tăng vượt mức 31.00 và tạo ra tín hiệu “bullish” về mặt kĩ thuật khi khoảng giao dịch 29.50 – 31.00 đã bị phá vỡ. Giá dầu cọ Malaysia tăng thêm 2% trong ngày hôm qua, đã hỗ trợ giá dầu đậu tương tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 tháng. Xuất khẩu dầu cọ của Malaysia trong tháng 7 tăng mạnh, cùng với các thông tin thiếu nguồn cung tại Nam Mỹ đang hỗ trợ giá dầu thực vật đi lên. Điều này đã gián tiếp khiến giá khô đậu tương yếu đi rất nhiều trong ngày hôm qua và đang tiếp tục bị giảm thêm trong sáng nay theo xu hướng của đậu tương. Với diễn biến này, Giaodich24 cho rằng khô đậu tương hoàn toàn có thể giảm về vùng 293 – 294, nhưng do đang ở cuối mô hình tam giác trên biểu đồ kĩ thuật, nên giá sẽ tiếp tục đi ngang và có thể sẽ đảo chiều tăng trở lại với khoảng 295 – 300 vào cuối tuần này.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1596501109-4015.png

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1596501109-4056.png

Ngô đóng cửa tăng nhẹ trong ngày hôm qua với khoảng giao dịch rất hẹp và vẫn bị kẹt trong vùng hỗ trợ dài hạn 325 – 330. Đến sáng nay, ngô đang giảm trở lại dù báo cáo Crop Progress giữ nguyên chất lượng ngô so với tuần trước. Điều này cho thấy, thực tế thị trường đang kỳ vọng chất lượng ngô sẽ bị giảm do tình trạng hạn hán không có nhiều cải thiện tại Midwest trong thời gian qua. Nhưng các báo cáo của USDA chưa phản ánh điều này, có thể do các số liệu được cập nhật chậm hơn so với thực tế. Vì vậy, Giaodich24 cho rằng việc ngô phá vỡ vùng 325 sẽ có xác suất thấp hơn và sẽ không có gì bất ngờ nếu ngô đảo chiều tăng trở lại và vượt lên trên 330 trong thời gian tới. Sự cải thiện về xuất khẩu ngô Mỹ sau giai đoạn Trung Quốc mua hàng vừa qua, cùng với sự hồi phục nhu cầu sử dụng ngô cho sản xuất ethanol sẽ là thông tin hỗ trợ thị trường ngô trong thời gian tới.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1596501109-4538.png 

Lúa mỳ đóng cửa giảm mạnh trong ngày hôm qua, với gapdown đầu tuần và giá tiếp tục giảm thêm sau đó. IKAR tiếp tục tăng dự báo sản lượng lúa mỳ Nga, cùng với tốc độ xuất khẩu lúa mỳ Canada tăng lên, là thông tin gây sức ép lên giá lúa mỳ Chicago trong ngày hôm qua. Đến sáng nay, USDA đã gây bất ngờ khá lớn đối với thị trường khi tăng chất lượng lúa mỳ vụ xuân thêm 3% tốt và tuyệt vời so với tuần trước và đang khiến giá lúa mỳ tiếp tục giảm thêm. Nhưng Giaodich24 cho rằng, giá vẫn sẽ duy trì khoảng giao dịch lớn ở vùng 520 – 550 trong thời gian tới. Thị trường vẫn có các thông tin “bullish” đến từ sản lượng giảm ở châu Âu và một số khu vực khác nên khả năng giảm về vùng 500 sẽ bị đánh giá thấp trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1596501109-5188.png

Giaodich24