CBOT: Dầu đậu tương tăng mạnh khiến giá khô đậu tương đảo chiều giảm lại

Phiên giao dịch cuối tuần dù không có thay đổi nào quá lớn đối với giá các loại ngũ cốc và hạt lấy dầu trên sàn CBOT, nhưng thị trường đã có những diễn biến tương đối đáng chú ý, đặc biệt là đối với dầu đậu tương và khô đậu tương. Hai mặt hàng này tiếp tục trái chiều nhau trong ngày hôm qua và có một số thông tin cơ bản quan trọng đã có ảnh hưởng rõ ràng đến giá.

Tại Argentina, các nhà máy ép dầu của Bunge và Cofco đã được phép nối lại hoạt động dần dần, sau khi chính quyền kiểm tra các giao thức làm việc mới để đảm bảo sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc được đánh giá là đủ an toàn. Trước đó, Bunge đã phải đóng cửa nhà máy của mình ở khu công nghiệp Puerto General San Martin từ thứ 7 tuần trước và Cofco đóng cửa nhà máy ở Timbues từ thứ 3 vừa rồi do có công nhân dương tính với Covid-19. Tuy nhiên, các nhà máy sẽ chỉ được hoạt động với số lượng công nhân ở mức tối thiểu, để hạn chế tối đa khả năng bùng phát dịch bệnh tại đây. Điều này có thể sẽ làm giảm lượng ép dầu đậu tương trong ngắn hạn, và thường sẽ có tác động “bullish” đến giá dầu đậu tương nhiều hơn.

Đậu tương đóng cửa tăng trong ngày hôm qua nhưng không phải diễn biến gì quá đặc biệt, khi mà giá hợp đồng đậu tương tháng 11 vẫn hoàn toàn nằm trong khoảng giao dịch 880 – 900 trong ngắn hạn. Giá không có nhiều biến động đáng chú ý trong phiên tối, và có vẻ như các kỳ vọng Trung Quốc mua hàng, cùng với báo cáo hạn hán vẫn giữ nguyên của NOAA, đang là các thông tin hỗ trợ giá đậu tương, không cho giá giảm xuống dưới mức 880.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1596223287-1103.png

Dầu đậu tương là mặt hàng biến động nhiều nhất trong ngày hôm qua với mức tăng gần 2%. Kể từ đầu phiên tối, khi dầu đậu tương có lực mua rất mạnh nhờ báo cáo từ EIA cho biết lượng dầu đậu tương sử dụng trong sản xuất dầu diesel sinh học tại Mỹ trong tháng 5 tăng lên mức 778 triệu pounds, so với 672 triệu tháng trước. Cộng thêm các lo ngại về nguồn cung dầu đậu tương giảm ở Argentina, và nguồn cung dầu cọ giảm ở cả Malaysia và Indonesia, đã tạo ra xu hướng tăng trong phiên tối. Nhưng giá dầu đậu tương vẫn đang ở trong khoảng 29.50 – 31.00 nên chưa có sự đột phá về mặt xu hướng. Trong tuần tới, dầu đậu tương và khô đậu tương sẽ vẫn trái chiều nhau, khi đậu tương ít biến động.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1596223286-9902.png

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1596223287-0222.png

Ngô giảm nhẹ không đáng kể trong ngày hôm qua và giá đang bị kẹt trong khoảng giao dịch 325 – 330, cũng là vùng hỗ trợ cứng trong trung – dài hạn. Báo cáo bán 114,000 tấn ngô trong báo cáo Daily Export Sales của USDA không tạo ra nhiều lực mua sau đó. Tuy nhiên, với các hợp đồng bán ngô lớn cho Trung Quốc trong thời gian vừa qua, xuất khẩu ngô Mỹ hiện đã nhanh hơn kỳ vọng của USDA và sẽ là thông tin hỗ trợ không cho hợp đồng ngô tháng 12 giảm dưới mức 325 trong thời gian tới. Giaodich24 vẫn duy trì quan điểm rằng ngô sẽ sớm đảo chiều tăng trở lại.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1596223287-0754.png

Lúa mỳ đã có khoảng giao dịch hẹp lại, đúng như các dự đoán trước đó của Giaodich24. Giá đóng cửa với các mức thay đổi nhỏ, với lực mua trong phiên sáng, nhưng giảm lại vào phiên tối. Tiến độ thu hoạch lúa mỳ của Pháp tốt hơn, xuất khẩu lúa mỳ Ukraina tăng lên và hàm lượng protein đối với lúa mỳ HRW tốt hơn, là các thông tin “bearish” đối với giá trong phiên tối. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá đảo chiều giảm lại. Tuy nhiên, lúa mỳ tháng 9 đang hoàn toàn ở trong khoảng giao dịch lớn 500 – 550, và khoảng hẹp hơn là 520 – 550, nên các diễn biến lên xuống này không có nhiều ý nghĩa. Các thông tin cơ bản của lúa mỳ cũng rất phức tạp và chưa có tác động rõ ràng và khó có thể tạo ra 1 xu hướng tăng hoặc giảm kéo dài trong tuần tới.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/08/pp-1596223287-1107.png

Giaodich24