CBOT: Ngô đã mất hơn 15 cents sau chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp

Giá các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên sàn CBOT nhìn chung đều ở mức yếu và thiên về xu hướng “bearish” trong ngày hôm qua. Các mặt hàng như đậu tương, dầu đậu tương và ngô đang có chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp. Mặc dù trước đó có tin đồn Trung Quốc đang hỏi mua ngô và đậu tương của Mỹ, nhưng các báo cáo Daily Export Sales của USDA hiện vẫn chưa thể hiện các hợp đồng bán hàng lớn nào. Ngày First Notice Day của các hợp đồng tháng 7 đã tới rất gần, nên tâm lý thoát trạng thái của người mua đối với hợp đồng tháng 7 cũng sẽ là một yếu tố gây áp lực lên giá trên sàn CBOT.

Đậu tương, khô đậu tương và dầu đậu tương cùng giảm trong ngày hôm qua với mức giảm tương đương. Trong giai đoạn cuối phiên sáng và đầu phiên tối, thị trường đã giảm rất mạnh, có thể do áp lực từ việc đồng Real Brazil trượt giá so với Dollar Mỹ, sản lượng đậu tương thế giới tăng trong báo cáo của IGC và số liệu bán hàng thấp nhất từ đầu niên vụ 2019/20 của khô đậu tương trong báo cáo Export Sales. Tuy nhiên, như đã phân tích rất nhiều trong các bản tin trước đó, giá thị trường ngũ cốc nói chung và đậu tương nói trên đều đang ở vùng đáy, hoặc ít nhất cũng là vùng thấp trong trung – dài hạn. Các thông tin cơ bản nếu “bearish” mà không có gì đột biến và bất ngờ, cũng sẽ chỉ có thể khiến giá giảm nhẹ.

Khô đậu tương và dầu đậu tương không trái chiều nhau trong ngày hôm qua, là một phiên hiếm hoi cả 2 mặt hàng đi cùng hướng từ đầu năm 2020 tới nay. Trong vài ngày qua, giá dầu đậu tương cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi xu hướng giảm mạnh trên thị trường dầu cọ, và mức tăng trên thị trường dầu thô. Giá dầu đậu tương và khô đậu tương đang được dẫn dắt bởi đậu tương trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/pp-1593130713-4697.png

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/pp-1593130713-4952.png

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/pp-1593130713-6639.png

Ngô đóng cửa giảm mạnh phiên thứ 4 liên tiếp. Tổng cộng trong 4 phiên này, giá ngô đã giảm hơn 15 cents, tương đương khoảng 4.5% giá trị. Mức biến động này không quá lớn trong trung hạn, nhưng nếu so với giai đoạn giao dịch ảm đạm với khoảng giao dịch chỉ 4 – 5 cents và đóng cửa thay đổi 1 – 2 cents mỗi phiên, mức thay đổi 15 cents trong 4 phiên liên tiếp của ngô có thể coi là lớn và cho thấy đang có những biến động nhất trong phía sâu bên trong thị trường. Có thể dùng báo cáo Crop Progress tuần này của USDA với mức tăng chất lượng thêm 1% của ngô Mỹ để giải thích cho xu hướng giảm. Hoặc báo cáo tối qua của IGC dự đoán sản lượng ngô thế giới 2020/21 sẽ tăng mạnh và ở mức cao kỷ lục cũng là thông tin gây áp lực lên giá. Nhưng các lý do này có thể là chưa đủ, mà còn nhiều yếu tố khác liên quan đến phân tích kĩ thuật khi giá không vượt được vùng 340 trước đo và bị đẩy gần về vùng đáy 310. Ngoài ra, lực mua hàng thật cũng chưa thật sự lớn khi đã rất lâu rồi mới thấy Hàn Quốc quay trở lại mua hàng. Điều này phản ánh thực tế rằng các buyers lớn tại châu Á như Hàn Quốc hay Việt Nam sẽ chỉ mua ở vùng giá thấp trong khoảng 310 – 320 trên sàn CBOT, tương ứng với giá flat 180 USD/tấn. Nếu giá ở cao hơn các mức này, lượng mua hàng sẽ không nhiều và là một trong những nguyên nhân khiến giá khó tăng mạnh.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/pp-1593130713-5896.png

Lúa mỳ tăng điểm khá tốt trong ngày hôm qua đối với hợp đồng tháng 7. Nhưng các tháng tiếp theo có mức tăng yếu dần và từ tháng 5 năm 2021 trở đi, lúa mỳ đóng cửa với mức giảm nhẹ. Báo cáo của IGC tối qua tăng dự báo sản lượng lúa mỳ thế giới 2020/21 lên các mức cao kỷ lục nhưng có vẻ thị trường đang tập trung nhiều hơn tới các số liệu bán hàng và giao hàng khá tốt trong giai đoạn đầu niên vụ 2020/21. Trong bối cảnh Nga sẽ sớm dỡ bỏ hạn ngạch xuất khẩu vào tháng 7 này, các nguồn tin cho rằng sellers tại Mỹ đang cố gắng bán càng nhiều hàng càng tốt trong cuối tháng 6. Sau tháng 7, nguồn cung dồi dào và giá tốt từ Nga sẽ khiến lúa mỳ Mỹ rất khó có chỗ đứng trên thị trường lúa mỳ quốc tế. Ngoài ra, lúa mỳ cũng đón nhận một tin đồn về việc chính phủ Ukraina sẽ áp hạn ngạch xuất khẩu ở mức 17.2 triệu tấn trong niên vụ 2020/21, thấp hơn mức 20.2 triệu tấn trong niên vụ trước.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/pp-1593130713-6651.png

 Giaodich24