CBOT: Ngô giảm sát về vùng hỗ trợ 325 – 330 nhưng khó giảm sâu hơn

Thị trường ngũ cốc và hạt lấy dầu trên sàn CBOT trong ngày hôm qua có những biến động mạnh hơn so với ngày đầu tuần, khi tác động từ báo cáo Crop Progress được nhìn thấy rõ ràng trong phiên sáng, và các thông tin cơ bản khác có ảnh hưởng tới giá các loại nông sản trong phiên tối.

Đậu tương đóng cửa giảm gần 1% trong ngày hôm qua, sau khi giá bị đẩy xuống từ kháng cự tâm lý 900. Đây là tín hiệu xấu về mặt kĩ thuật bởi vùng giá 900 là vùng kháng cự kỹ thuật và tâm lý quan trọng nhất đối với hợp đồng đậu tương tháng 11 tại thời điểm này. Trong vài năm qua, giá đậu tương trên hay dưới mức 900 sẽ là định nghĩa của đậu tương giá cao hay giá thấp, nên vùng giá này cực kỳ quan trọng. Báo cáo Crop Progress của USDA bất ngờ tăng chất lượng đậu tương, dù hạn hán được cho là nghiêm trọng hơn phía tây Midwest trong thời gian qua. Giaodich24 trong thời gian 2 tuần vừa qua đều đánh giá xu hướng tăng của thị trường đậu tương là không bền vững, bởi 2 yếu tố quan trọng: Báo cáo 30/06 của USDA vẫn đưa ra diện tích gieo trồng đậu tương Mỹ rất cao và hầu như không đổi so với báo cáo tháng 3; trong khi đó tồn kho cuối vụ đậu tương Mỹ tăng lên trong báo cáo WASDE tháng 7. Các yếu tố tăng nguồn cung tại cả Mỹ và Nam Mỹ rõ ràng là thông tin “bearish” trong trung hạn, trong bối cảnh Trung Quốc vẫn chưa mua nhiều đậu tương như kỳ vọng, dẫn đến khả năng vượt 900 bị đánh giá thấp tại thời điểm này. Tuy nhiên, nếu vẫn duy trì ở vùng giá gần 900 thêm 1 thời gian nữa, Giaodich24 cho rằng thị trường có thể sẽ sớm vượt 900, nếu các thiệt hại về mùa vụ Mỹ được ghi nhận rõ ràng hơn sau giai đoạn hạn hán trong tháng 6.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595375928-7296.png

Khô đậu tương và dầu đậu tương tiếp tục trái chiều trong ngày hôm qua. Mức tăng của dầu đậu tương khiến khô đậu tương giảm khá mạnh với mức giảm hơn 1%. Đúng như dự đoán của Giaodich24, xác suất tăng lên gần vùng 300 của khô đậu tương sẽ thấp hơn so với việc giảm về gần 290 trong ngắn hạn, bởi thiếu đi rất nhiều lực mua từ các buyers hàng thật tại Việt Nam. Trong khi đó, thị trường dầu đậu tương tăng theo giá dầu thô thế giới trong phiên tối, với kỳ vọng gói kích thích kinh tế của EU sẽ làm phục hồi nhu cầu sử dụng nhiên liệu, mà trong đó dầu đậu tương được sử dụng để sản xuất dầu diesel sinh học. Dầu đậu tương trái chiều với mức giảm nhự 0.6% của giá dầu cọ Malaysia trong phiên hôm qua, do thị trường Malaysia đóng cửa sớm hơn. Hợp đồng dầu đậu tương tháng 12 trên sàn CBOT có kháng cự kỹ thuật ở mức 31.00, và nếu vượt mức này có thể sẽ tăng mạnh.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595375928-7493.png

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595375928-7566.png

Ngô đóng cửa giảm 1.5% trong ngày hôm qua và đã áp sát vùng hỗ trợ kỹ thuật 330. Báo cáo Crop Progress của USDA tốt hơn so với kỳ vọng, cùng các dự báo ban đầu về thời tiết có mưa tốt hơn tại Midwest là nguyên nhân gây áp lực lên giá ngô trong ngắn hạn. Tuy nhiên, Giaodich24 cho rằng ngô đang có những thông tin “bullish” tốt hơn và hoàn toàn có thể bật tăng trở lại trong thời gian tới. Đầu tiên là nguồn cung giảm tại Mỹ, với mức giảm 5% và tồn kho giảm mạnh trong báo cáo WASDE tháng 7. Báo cáo Daily Export Sales với hợp đồng bán ngô cho Hàn Quốc, cho thấy các buyers châu Á đang tăng tốc mua hàng trở lại, có thể sẽ tạo ra lực hỗ trợ rất lớn từ buyers hàng thật trong thời gian tới. Trong khi đó, với gói kích tích kinh tế của Liên minh châu Âu, nhu cầu nhiên liệu có thể sẽ hồi phục trở lại, và việc sử dụng ngô cho sản xuất ethanol sẽ tiếp tục tăng và sẽ là thông tin “bullish” đối với thị trường. Vì thế, Giaodich24 cho rằng khả năng phá vỡ vùng hỗ trợ 325 – 330 của ngô trên biểu đồ tháng 12 là khó xảy ra.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595375928-8172.png

Lúa mỳ đóng cửa tăng điểm trong ngày hôm qua, là phiên hồi phục sau 2 ngày giảm mạnh liên tiếp trước đó. Mặc dù không vượt được kháng cự quan trọng 550, nhưng lúa mỳ cũng chưa đủ lý do “bearish” để có thể giảm về vùng 500, nên giá lúa mỳ tháng 9 sẽ chỉ giằng co ở giữa khoảng giao dịch này. Các thông tin về nguồn cung lúa mỳ tăng trong báo cáo của USDA chi nhánh Thổ Nhĩ Kỳ và Kazakhstan; cộng thêm mức giá mua lúa mỳ của GASC Ai Cập giảm nhẹ so với buổi đấu giá trước, về lý thuyết là thông tin “bearish” đối với lúa mỳ. Tuy nhiên, có vẻ như các yếu tố phân tích kĩ thuật và hoạt động đầu cơ đang đóng vai trò quan trọng hơn, nên giá lúa mỳ có thể sẽ có nhiều diễn biến giằng co thất thường trong thời gian tới.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595375928-7838.png

 

 

Giaodich24