CBOT: Thị trường tiếp tục tăng mạnh phiên thứ hai liên tiếp

 

Sàn CBOT tiếp tục chứng kiến thêm một phiên tăng mạnh nữa của giá ngũ cốc và các hạt lấy dầu, sau phiên tăng vọt sau các báo cáo vào đêm 30/06/2020 của USDA trước đó. Tuy cùng có mức tăng điểm, nhưng theo đánh giá của Giaodich24, nguyên nhân tăng của các mặt hàng đang dựa trên các yếu tố khác nhau. Biên độ tăng trong ngắn hạn đang ở mức tương đương, nhưng chính sự khác nhau trong nguyên nhân của xu hướng tăng sẽ khiến mỗi mặt hàng đi theo các hướng và biên độ khác nhau nhiều hơn trong thời gian tới. Trong lịch sử, báo cáo ngày 30/06 của USDA có xác suất đảo chiều xu hướng và tạo ra 1 xu hướng mới khá cao, nên đang có nhiều chuyên gia nhận định thị trường ngũ cốc và hạt lấy dầu sẽ tiếp tục tăng thêm trong tháng 7 này.

Đậu tương đóng cửa tăng gần 2% và đã tăng tổng cộng gần 40 cents trong hai phiên giao dịch gần nhất. Giá hợp đồng đậu tương tháng 11 đã áp sát kháng cự tâm lý 900 và việc tăng vượt 900 hay bị đẩy xuống từ mức này co thể sẽ quyết định xu hướng của đậu tương trong ít nhất 1 – 2 tuần tiếp theo. Nếu vượt 900, giá có thể sẽ giao dịch với khoảng rộng 900 – 940 trong nửa đầu tháng 7. Ngược lại, nếu bị đẩy xuống từ mức kháng cự này, đậu tương sẽ chỉ giao dịch với khoảng 860 – 900 và rất khó để có thể tạo ra đột phá về xu hướng trong tháng 7. Báo cáo Diện tích của USDA với số liệu diện tích gieo trồng thấp hơn dự báo có thể coi là số liệu “bullish” nhưng mức độ không mạnh như những gì đậu tương đã thể hiện trong hai phiên vừa qua. Giá đậu tương tăng chủ yếu dựa vào lo ngại hạn hán tại Midwest có thể sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng mùa vụ đậu tương tại Mỹ, cùng với hoạt động xuất khẩu đậu tương đang bị gián đoạn tại cảng Paranagua của Brazil.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1593630251-1348.png

Khô đậu tương đóng cửa tăng rất mạnh trong ngày hôm qua và mức tăng mạnh này khiến giá dầu đậu tương tăng yếu hơn. Giá khô đậu tương trên sàn CBOT sẽ khiến giá basis giảm trong thời gian tới, nhưng điều này cũng không mang đến nhiều sự khác biệt bởi giá flat nhìn chung vẫn tương đối ổn định. Lợi thế sẽ chỉ đến với các buyers đã sử dụng công cụ phái sinh để hedging trước các hợp đồng mua khô đậu tương ở vùng đáy trước đó, và hiện nay khi giá basis giảm, các doanh nghiệp này sẽ tiến hành mua hàng thật với giá flat thấp hơn nhiều so với giá mà các doanh nghiệp có thể mua theo cách pricing truyền thống.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1593630251-1314.png

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1593630251-231.png

Ngô đóng cửa tăng mạnh trong ngày hôm qua, và hợp đồng ngô tháng 9 đã tăng được 32 cents trong 3 phiên tăng gần nhất. Tuy nhiên, trong 2 phiên gần đây, lực bán thường xuất hiện vào cuối phiên, và đặc biệt là đã có rất nhiều lệnh bán vào cuối ngày hôm qua sau khi giá vượt lên trên kháng cự tâm lý 350. Đây có thể là tín hiệu cho thấy tâm lý chốt lời ngắn hạn sẽ diễn ra ở vùng kháng cự rất quan trọng này. Vùng giá 350 của ngô cũng quan trọng như 900 của đậu tương, có thể quyết định xu hướng của thị trường trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng tới. Cũng có những lo ngại về hạn hán tại Midwest giống như đậu tương, nhưng ngô còn được hỗ trợ thêm bởi số liệu diện tích giảm 5% trong báo cáo Acreage vừa qua của USDA, tương đương nguồn cung sẽ bị giảm từ 800 đến 900 triệu giạ, tương đương 25 – 35% mức tồn kho cuối vụ theo dự đoán hiện nay của USDA. Mức giảm này là đủ lớn để giá có xác suất tăng điểm cao hơn trong tháng 7 này.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1593630251-1588.png

Lúa mỳ có thêm một phiên tăng nữa, nhưng khác với đậu tương và ngô, lực mua không đến từ các báo cáo ngày 30/06 của USDA. Chất lượng lúa mỳ vụ xuân tại Mỹ giảm tới 12% trong vòng 2 tuần qua là nguyên nhân chính hỗ trợ đà tăng này. Trong tối qua, các hợp đồng mua lúa mỳ của Algeria và Thái Lan cũng là nhân tố hỗ trợ giá thị trường tăng. Tuy nhiên, thông tin chính phủ Ukraina tạm thời chưa áp hạn ngạch xuất khẩu lúa mỳ có thể sẽ là tin tiêu cực và hạn chế đà tăng của lúa mỳ trong ngày hôm nay. Giá hợp đồng lúa mỳ tháng 9 đã vọt lên vùng tâm lý 500, nhưng khác với ngô và đậu tương, Giaodich24 cho rằng lúa mỳ sẽ chưa thể vượt được vùng 500 này trong ngắn hạn. Nguồn cung dồi dào của khu vực biển Đen sẽ cạnh tranh trực tiếp với lúa mỳ Mỹ trên thị trường xuất khẩu và là thông tin “bearish” trong dài hạn đối với lúa mỳ trên cả 3 sàn Chicago, Kansas và Minneapolis.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1593630251-2454.png

 Giaodich24

***Khuyến nghị chỉ mang tính chất tham khảo***