Đậu tương có thể đảo chiều tăng nhẹ trong phiên cuối tuần

Đậu tương, khô đậu tương và dầu đậu tương cùng giảm trong ngày hôm qua với mức giảm tương đương. Trong giai đoạn cuối phiên sáng và đầu phiên tối, thị trường đã giảm rất mạnh, có thể do áp lực từ việc đồng Real Brazil trượt giá so với Dollar Mỹ, sản lượng đậu tương thế giới tăng trong báo cáo của IGC và số liệu bán hàng thấp nhất từ đầu niên vụ 2019/20 của khô đậu tương trong báo cáo Export Sales. Tuy nhiên, như đã phân tích rất nhiều trong các bản tin trước đó, giá thị trường ngũ cốc nói chung và đậu tương nói trên đều đang ở vùng đáy, hoặc ít nhất cũng là vùng thấp trong trung – dài hạn. Các thông tin cơ bản nếu “bearish” mà không có gì đột biến và bất ngờ, cũng sẽ chỉ có thể khiến giá giảm nhẹ.

Khô đậu tương và dầu đậu tương không trái chiều nhau trong ngày hôm qua, là một phiên hiếm hoi cả 2 mặt hàng đi cùng hướng từ đầu năm 2020 tới nay. Trong vài ngày qua, giá dầu đậu tương cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi xu hướng giảm mạnh trên thị trường dầu cọ, và mức tăng trên thị trường dầu thô. Giá dầu đậu tương và khô đậu tương đang được dẫn dắt bởi đậu tương trong ngắn hạn.

Theo báo cáo mới nhất từ NOAA, hạn hán ở North Dakota và Kansas vẫn rất nghiêm trọng và có chiều hướng lan rộng ra. Ngoài ra, khu vực có sản lượng đậu tương lớn nhất tại Mỹ là Iowa, Illinois và Minnesota cũng bắt đầu hứng chịu thiệt hại từ khung thời tiết thiếu mưa từ đầu tháng 6 tới nay. Hạn hán dù mới chỉ ở mức độ nhẹ, nhưng nếu tiếp tục thiếu mưa, sẽ không có gì bất ngờ, nếu các vùng khô hạn này tiếp tục lan rộng ra và gây thiệt hại đối với chất lượng mùa vụ đậu tương tại Midwest.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 7 (ZSN20): Giá sẽ tăng nhẹ trong ngày hôm nay, mức tăng 3 – 5 cents có thể đạt được.
  • Khô đậu tương tháng 7 (ZMN20): Giá có thể sẽ tăng nhiều hơn do áp lực pricing từ các buyers châu Á đối với các shipment tháng gần.
  • Dầu đậu tương tháng 7 (ZLN20): Giá đang khá yếu do bị tác động từ thị trường dầu thô và dầu thực vật.

 

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 7 (ZSN20): Giá tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang đi ngang, ở trên mức 0.

StochF hướng xuống, đang ở trên trung bình.

RSI hướng lên, đang ở trên mức trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng bó hẹp lại.

  • Kháng cự: 880 ; 900.
  • Hỗ trợ: 860 ; 830.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bullish” trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/pp-1593156441-0827.png

 

  • Khô đậu tương tháng 7 (ZMN20): Giá vẫn khá yếu dù ở trên trendline tăng điểm.

MACD đang hướng xuống, ở trên mức 0.

StochF hướng lên, đang ở mức quá bán.

RSI đi ngang, đang ở dưới trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng bó hẹp lại.

  • Kháng cự: 290 ; 300.
  • Hỗ trợ: 280 ; 250.

=> Mô hình kĩ thuật đang “bearish” nhẹ trong ngắn hạn, nhưng khó phá vỡ được mức đáy trước đó.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/pp-1593156441-2681.png

 

  • Dầu đậu tương tháng 7 (ZLN20): Giá tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở cao trên mức 0.

StochF hướng xuống, đang ở dưới trung bình.

RSI hướng lên, đang ở vùng trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng trung bình.

  • Kháng cự: 28 ; 30.
  • Hỗ trợ: 25 ; 20.

=> Mô hình kĩ thuật đang thiên về “bullish” với mức độ nhẹ trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/pp-1593156441-0906.png

 

Ngô có thể sẽ hồi phục nhờ tâm lý chốt lời của giới đầu cơ

Ngô đóng cửa giảm mạnh phiên thứ 4 liên tiếp. Tổng cộng trong 4 phiên này, giá ngô đã giảm hơn 15 cents, tương đương khoảng 4.5% giá trị. Mức biến động này không quá lớn trong trung hạn, nhưng nếu so với giai đoạn giao dịch ảm đạm với khoảng giao dịch chỉ 4 – 5 cents và đóng cửa thay đổi 1 – 2 cents mỗi phiên, mức thay đổi 15 cents trong 4 phiên liên tiếp của ngô có thể coi là lớn và cho thấy đang có những biến động nhất trong phía sâu bên trong thị trường. Có thể dùng báo cáo Crop Progress tuần này của USDA với mức tăng chất lượng thêm 1% của ngô Mỹ để giải thích cho xu hướng giảm. Hoặc báo cáo tối qua của IGC dự đoán sản lượng ngô thế giới 2020/21 sẽ tăng mạnh và ở mức cao kỷ lục cũng là thông tin gây áp lực lên giá. Nhưng các lý do này có thể là chưa đủ, mà còn nhiều yếu tố khác liên quan đến phân tích kĩ thuật khi giá không vượt được vùng 340 trước đo và bị đẩy gần về vùng đáy 310. Ngoài ra, lực mua hàng thật cũng chưa thật sự lớn khi đã rất lâu rồi mới thấy Hàn Quốc quay trở lại mua hàng. Điều này phản ánh thực tế rằng các buyers lớn tại châu Á như Hàn Quốc hay Việt Nam sẽ chỉ mua ở vùng giá thấp trong khoảng 310 – 320 trên sàn CBOT, tương ứng với giá flat 180 USD/tấn. Nếu giá ở cao hơn các mức này, lượng mua hàng sẽ không nhiều và là một trong những nguyên nhân khiến giá khó tăng mạnh.

Trong phiên cuối tuần này, các tín hiệu đầu tiên cho thấy tâm lý chốt lời của giới đầu cơ có thể sẽ xuất hiện và là nguyên nhân khiến ngô có thể tăng trở lại trong ngày hôm nay.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Ngô tháng 7 (ZCN20): Giá có thể sẽ tăng hồi phục trong ngày hôm nay, ít nhất là dựa vào tâm lý chốt lời của giới đầu cơ trong ngắn hạn.

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Ngô tháng 7 (ZCN20): Giá tăng nhẹ hồi phục trở lại trong ngày hôm nay.

MACD đang hướng xuống, ở cao trên mức 0.

StochF hướng xuống, đang ở vùng quá bán.

RSI hướng lên, đang ở dưới trung bình.

Bollingerbands đang mở rộng, giá ở sát cạnh dưới.

  • Kháng cự: 340 ; 360.
  • Hỗ trợ: 310 ; 300.

=> Mô hình kĩ thuật vẫn đang “bearish” trong trung hạn, nhưng trong ngắn hạn, xu hướng vẫn chỉ là đi ngang với khoảng 310 – 340.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/pp-1593156483-7157.png

 

Lúa mỳ có thể sẽ tiếp tục tăng trong vài phiên tới

Lúa mỳ đóng cửa tăng mạnh trong ngày hôm qua đối với hợp đồng tháng 7. Nhưng các tháng tiếp theo có mức tăng yếu dần và từ tháng 5 năm 2021 trở đi, lúa mỳ đóng cửa với mức giảm nhẹ. Báo cáo của IGC tối qua tăng dự báo sản lượng lúa mỳ thế giới 2020/21 lên các mức cao kỷ lục nhưng có vẻ thị trường đang tập trung nhiều hơn tới các số liệu bán hàng và giao hàng khá tốt trong giai đoạn đầu niên vụ 2020/21. Trong bối cảnh Nga sẽ sớm dỡ bỏ hạn ngạch xuất khẩu vào tháng 7 này, các nguồn tin cho rằng sellers tại Mỹ đang cố gắng bán càng nhiều hàng càng tốt trong cuối tháng 6. Sau tháng 7, nguồn cung dồi dào và giá tốt từ Nga sẽ khiến lúa mỳ Mỹ rất khó có chỗ đứng trên thị trường lúa mỳ quốc tế. Ngoài ra, lúa mỳ cũng đón nhận một tin đồn về việc chính phủ Ukraina sẽ áp hạn ngạch xuất khẩu ở mức 17.2 triệu tấn trong niên vụ 2020/21, thấp hơn mức 20.2 triệu tấn trong niên vụ trước.

Đến sáng nay, giá giảm nhẹ trở lại có thể là do tâm lý chốt lời của giới đầu cơ trong ngắn hạn. Về xu hướng, lúa mỳ tuy không còn “bearish”, nhưng cũng chưa có tín hiệu đảo chiều thực sự rõ ràng. Giá cần phải vượt vùng 500 – 510 trên các biểu đồ từ tháng 9 trở đi thì mới có được tín hiệu mua vào rõ ràng hơn. Theo báo cáo Drought Monitor của NOAA tối qua, hạn hán ở North Dakota đang lan rộng ra, có thể sẽ ảnh hưởng rất xấu tới chất lượng lúa mỳ vụ xuân tại bang này nói riêng và cả nước Mỹ nói chung trong thời gian tới.

 

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 7 (ZWN20): Giá có thể sẽ giảm nhẹ hoặc tăng nhẹ không đáng kể trong ngày hôm nay. Về mặt xu hướng, xác suất tăng trong ngắn hạn sẽ cao hơn, dựa vào thông tin mới về việc Ukraina hạn chế xuất khẩu lúa mỳ; cộng thêm các lo ngại về hạn hán đối với lúa mỳ vụ xuân tại North Dakota.

 

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 7 (ZWN20): Giá giảm nhẹ trở lại trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở sâu dưới mức 0.

StochF hướng lên, đang ở trên mức quá bán.

RSI đi ngang, đang ở dưới trung bình.

Bollingerbands đang hướng xuống, giá bật lên từ cạnh dưới.

  • Kháng cự: 495 ; 510.
  • Hỗ trợ: 480 ; 460.

=> Mô hình kĩ thuật không còn “bearish” mạnh nhưng tín hiệu đảo chiều xu hướng cũng chưa rõ ràng.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/06/pp-1593156524-9214.png

 Giaodich24

***Khuyến nghị chỉ mang tính chất tham khảo***