**Hợp đồng ngũ cốc khuyến nghị theo tháng có volume nhiều nhất**

Đậu tương đang ở vùng tâm lý 900 rất quan trọng

Đậu tương đóng cửa tăng nhẹ trong ngày hôm qua, và lại thêm một lần nữa áp sát kháng cự tâm lý và cũng là kháng cự kỹ thuật rất quan trọng ở mức 900. Đây sẽ là vùng giá rất nhạy cảm, có thể quyết định xu hướng của đậu tương trong ngắn hạn, ít nhất là 2 – 3 tuần tiếp theo. Nhưng theo đánh giá của Giaodich24, tại vùng giá quan trọng như vậy, sự rung lắc chắc chắn sẽ xảy ra và đậu tương phải vượt lên trên 910 mới có thể coi là chính thức phá vỡ vùng giá 900 quan trọng này. Sau đó, giá hoàn toàn có thể đi lên 950 và ở trên 900 từ giờ tới trước khi Brazil gieo trồng mùa vụ mới 2020 vào giữa tháng 9.

Trong báo cáo Daily Export Sales tối qua, Trung Quốc tiếp tục mua thêm đậu tương Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung đang leo thang lên các mức độ nghiêm trọng hơn trước. Trước cuộc bầu cử Tổng thống, nhiều chuyên gia nhận định Donald Trump sẽ sử dụng Trung Quốc làm công cụ để cải thiện hình ảnh sau khi thất bại trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ. Sự leo thang căng thẳng có thể khiến Trung Quốc giảm bớt hoặc thậm chí tạm dừng việc mua nông sản của Mỹ. Điều này sẽ không vi phạm tốc độ đã cam kết trước đó, bởi Trung Quốc vừa mua rất nhiều ngô, đậu tương và lúa mỳ Mỹ trong vòng hơn 1 tháng qua. Đây sẽ là thông tin “bearish” tiềm ẩn trên sàn CBOT, và sẽ có tác động “bearish” mạnh nhất đối với đậu tương, một khi nó trở thành sự thật.

Về báo cáo Weekly Export Sales, bán hàng đậu tương 2020/21 là con số rất tốt 2.3 triệu tấn, là cũng là nguyên nhân khiến giá tăng trong phiên hôm qua. Tính từ đầu niên vụ 2019/20 tới nay, bán hàng đậu tương lũy kế đang chậm hơn gần 2 triệu tấn và giao hàng chậm hơn 1.2 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, USDA dự đoán xuất khẩu đậu tương cả niên vụ 2019/20 sẽ giảm 2.7 triệu tấn so với niên vụ trước. Với tốc độ mua hàng lớn của Trung Quốc trong thời gian qua, xuất khẩu đậu tương hiện giờ đã nhanh hơn kế hoạch mà USDA đề ra, nên áp lực giảm xuất khẩu – tăng tồn kho sẽ không còn xuất hiện trong các báo cáo Cung – cầu tháng tới.

Đối với mùa vụ đậu tương đang diễn ra tại Mỹ, báo cáo Drought Monitor của NOAA tối qua cho thấy tình trạng khô hạn đang diễn ra ở phía tây Midwest có chiều hướng giảm bớt sau những cơn mưa hồi cuối tuần trước. Nhưng ở trung tâm là bang Iowa và phía đông là các bang Indiana và Ohio, cũng là những vùng trồng nhiều đậu tương tại Mỹ, hạn hán đang có dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Những cơn mưa vào cuối tuần này và đầu tuần sau có thể sẽ giải nhiệt cho mùa vụ và nếu mưa đúng như dự báo, Giaodich24 cho rằng đậu tương sẽ có ít cơ hội vượt qua vùng 900 quan trọng này.

Về hai sản phẩm phụ trong quá trình ép dầu đậu tương là khô đậu tương và dầu đậu tương, giá vẫn trái chiều giống như kịch bản đã diễn ra từ đầu năm tới nay. Sự yếu đi của dầu đậu tương vào cuối phiên đã giúp khô đậu tương tăng trở lại vào phiên tối nhưng vẫn hoàn toàn ở trong khoảng giao dịch 290 – 300 trong ngắn hạn. Dầu đậu tương có kháng cự ở mức 31.00 và việc không vượt được mức này sẽ khiến giá tiếp tục yếu đi rất nhiều. Báo cáo từ Trung Quốc cho thấy tồn kho khô đậu tương của nước này đang ở mức thấp nhất trong vòng 1 tháng. Hôm qua cũng là một trong số ít phiên giao dịch dầu đậu tương trái chiều với giá dầu cọ Malaysia, khi mặt hàng này tăng 2% lên mức cao nhất từ đầu tháng 2. Nguyên nhân do thị trường dầu cọ đóng cửa sớm hơn và giá dầu đậu tương trên sàn CBOT sau đó còn bị tác động bởi xu hướng giảm trên thị trường dầu thô.

DỰ ĐOÁN GIÁ:

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá sẽ chỉ giằng co ở vùng 900. Giaodich24 đánh giá xác suất giảm dưới 900 trong hôm nay sẽ nhỉnh hơn, khoảng 55%.
  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá sẽ không vượt được 300 nếu đậu tương vẫn ở dưới mức 900. Nếu đậu tương vượt 910, khô đậu tương chắc chắn sẽ vượt qua mức 300.
  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá sẽ vẫn ở dưới mức 31.00, nhưng sẽ bị ảnh hưởng rất phức tạp bởi thị trường đậu tương, dầu thực vật và dầu thô.

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Đậu tương tháng 11 (ZSX20): Giá hầu như không thay đổi trong sáng nay.

MACD đang đi ngang, ở cao trên mức 0.

StochF hướng lên, đang ở trên trung bình.

RSI hướng lên, đang ở trên trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.  

  • Kháng cự: 900 ; 925.
  • Hỗ trợ: 880 ; 860.

=> Mô hình kĩ thuật đang thiên về “bullish” trong ngắn – trung hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595570337-5771.png

  • Khô đậu tương tháng 12 (ZMZ20): Giá tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở trên mức 0.

StochF hướng lên, đang ở dưới mức trung bình.

RSI đang hướng lên, ở trên mức trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên, giá vượt lên trên đường SMA21.

  • Kháng cự: 300 ; 310.
  • Hỗ trợ: 290 ; 280.

=> Mô hình kĩ thuật đang thiên về “bullish” trong ngắn hạn nhưng kháng cự mạnh sẽ ở mức 300.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595570337-723.png

  • Dầu đậu tương tháng 12 (ZLZ20): Giá giảm nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.

StochF hướng xuống, đang ở gần vùng quá mua.

RSI hướng xuống, đang ở trên mức trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên, giá ở gần cạnh trên.

  • Kháng cự: 31.00 ; 32.50.
  • Hỗ trợ: 29.50 ; 28.00.

=> Mô hình kĩ thuật vẫn ở trong channel tăng điểm kỹ thuật trong trung hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595570337-8156.png

Ngô có xác suất tăng cao hơn trong trung hạn – vài tuần tới

Ngô đóng cửa tăng nhẹ trong ngày hôm qua và cho thấy hỗ trợ 330 là hỗ trợ rất mạnh và quan trọng trên biểu đồ kĩ thuật. Việc giá được hỗ trợ từ mức quan trọng này giúp ngô có được nhiều lực mua hơn, nhưng thực tế giá cũng chưa bật tăng được quá nhiều.

Báo cáo Export Sales của USDA tối qua với số liệu bán hàng ngô rất tốt cho niên vụ 2020/21, lên tới 2.3 triệu tấn, dù đã được thị trường lường trước, nhưng vẫn có thể coi là thông tin “bullish” đối với ngô. Tính từ đầu niên vụ 2019/20 tới nay, bán hàng ngô Mỹ đang chậm hơn 6 triệu tấn và giao hàng chậm hơn 8 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc niên vụ, USDA vẫn dự đoán xuất khẩu ngô cả niên vụ 2019/20 sẽ giảm gần 7.5 triệu tấn so với niên vụ trước. Có thể thấy với sự tăng đột biến của bán hàng trong thời gian gần đây, tốc độ xuất khẩu ngô hiện đang nhanh hơn kế hoạch của USDA, nên ít nhất số liệu xuất khẩu sẽ không bị giảm trong các báo cáo WASDE sắp tới.

Thông tin thị trường rất quan tâm vào tối qua là báo cáo Drought Monitor của NOAA, cho thấy tình trạng hạn hán trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Theo báo cáo mới nhất, hạn hán ở phía tây Midwest đã được giảm bớt, nhưng ở trung tâm, cụ thể là bang Iowa và phía đông là các bang Indiana và Ohio, mức độ hạn hán đang nghiêm trọng hơn rất nhiều. Điều này sẽ mang đến nhiều lo lắng hơn cho năng suất thu hoạch ngô trên cả nước, sau khi diện tích đã bị USDA giảm dự báo đi 5% trong báo cáo Acreage hồi cuối tháng 6.

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Ngô tháng 12 (ZCZ20): Giá sẽ vẫn ở trên 330 với xác suất tăng cao hơn rất nhiều trong trung hạn. Nhưng trong ngắn hạn, giá có thể sẽ không tăng được nhiều, chỉ yếu giao dịch ở trong khoảng 330 – 345.

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Ngô tháng 12 (ZCZ20): Giá ít thay đổi trong sáng nay.

MACD đang hướng xuống, ở dưới mức 0.

StochF hướng lên, đang ở vùng quá bán.

RSI hướng lên, đang ở dưới trung bình.

Bollingerbands đang đi ngang với khoảng bó hẹp.

  • Kháng cự: 350 ; 370.
  • Hỗ trợ: 330 ; 315.

=> Mô hình kĩ thuật đang thiên về “bullish” trong ngắn hạn sau khi ngô bật lên từ hỗ trợ 330.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595570450-3015.png

Lúa mỳ vẫn tiếp tục giai đoạn biến động với khoảng hẹp hơn

Lúa mỳ đóng cửa giảm trong tuần trước với diễn biến lên – xuống thất thường đã duy trì từ đầu tuần tới nay. Khi ở giữa của khoảng giao dịch lớn 500 – 550, các tín hiệu “bullish” hay “bearish” sẽ đều không rõ ràng và có ít khả năng lúa mỳ sẽ biến động chạm 1 trong 2 mức giá này trong vài phiên tới.

Khác với ngô và đậu tương, lúa mỳ chịu tác động “bearish” từ báo cáo Export Sales trong ngày hôm qua khi số liệu bán hàng và giao hàng đều bị giảm so với tuần trước. Tính lũy kế từ đầu niên vụ 2020/21 tới nay, bán hàng và giao hàng lúa mỳ đang nhỉnh hơn 1 chút so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi USDA dự báo xuất khẩu lúa mỳ Mỹ trong niên vụ này sẽ thấp hơn so với niên vụ 2019/20. Vì thế, báo cáo Export Sales chỉ có tác động “bearish” nhất thời ở mức độ nhẹ, sẽ khó có thể khiến lúa mỳ tiếp tục giảm thêm trong ngày hôm nay.

Thông tin “bearish” khác đối với thị trường đó là tình trạng hạn hán đã giảm bớt rất nhiều ở North Dakota và khu vực Colorado, Texas trong báo cáo Drought Monitor của NOAA tối qua. Những cơn mưa trong vài ngày tới cũng sẽ phần nào giúp cải thiện chất lượng mùa vụ và giảm bớt các lo ngại về hạn hán. Vì thế, Giaodich24 cho rằng lúa mỳ tuy đang có xác suất tăng cao hơn về mặt kĩ thuật, nhưng các thông tin trong ngắn hạn sẽ hạn chế đà tăng và duy trì giá ở chính giữa khoảng giao dịch 500 – 550 trong vài phiên tới.

DỰ ĐOÁN GIÁ:

Lúa mỳ Chicago tháng 9 (ZWU20): Giá sẽ chỉ ở đoạn giữa của khoảng giao dịch 550 – 550 trong 2 – 3 phiên tiếp theo. Hôm nay giá sẽ có biến động nhỏ, thay đổi dưới 5 cents.

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT (BIỂU ĐỒ NGÀY):

  • Lúa mỳ Chicago tháng 9 (ZWU20): Giá tăng nhẹ trong sáng nay.

MACD đang hướng lên, ở cao trên mức 0.

StochF đi ngang, đang ở trên trung bình.

RSI đi ngang, đang ở trên trung bình.

Bollingerbands đang hướng lên với khoảng rộng.

  • Kháng cự: 550 ; 570.
  • Hỗ trợ: 525 ; 500.

=> Mô hình kĩ thuật đang thiên về “bullish” với trendline tăng điểm trong ngắn hạn.

http://gonews.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/pp-1595570483-9133.png

Giaodich24

***Khuyến nghị chỉ mang tính chất tham khảo***